Mô Hình Trồng Xen Canh, Luân Canh Lạc, Đậu Tương Với Mía Cho Năng Suất Cao
Ngày 21-5, Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tổ chức hội nghị đánh giá kỹ thuật trồng luân canh, xen canh lạc và đậu tương với mía tại Thanh Hóa.
Với mục tiêu xây dựng được quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa, bảo đảm phát triển bền vững các vùng nguyên liệu tỉnh Thanh Hóa, tháng 9-2012, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trung tâm Chuyển giao Khoa học công nghệ và Khuyến nông Hà Nội chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa”.
Đề tài đã được triển khai thực hiện tại 2 huyện trọng điểm về trồng mía của tỉnh là Thọ Xuân và Thạch Thành. Đề tài đã tuyển chọn được một số giống lạc, đậu đỗ cho năng suất cao, thích hợp trồng xen canh, luân canh với mía như: giống lạc L26, giống đậu tương ĐT26, ĐVN14.
Sau khi thăm các mô hình thực nghiệm tại huyện Thạch Thành cho thấy: Đối với mô hình xen canh với mía bằng giống đậu tương ĐT26 cho năng suất thực thu cao nhất đạt 11,3 tạ/ha, mía đạt 75,1 tấn/ha trên chân đất ruộng và đạt 9,5 tạ/ha, mía đạt 63,3 tấn/ha trên chân đất đồi; giống lạc LT26 cho năng suất 17,9 tạ/ha, mía 66,1 tấn/ha trên chất đất ruộng và 15,6 tạ/ha, mía 72,5 tấn/ha trên chân đất đồi.
Đối với mô hình luân canh, trên chân đất ruộng, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 31 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè đạt 23,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 20,8; còn trên chân đất đồi, năng suất mô hình lạc vụ xuân đạt 27,8 tạ/ha, năng suất đậu tương vụ hè thu đạt 21,6 tạ/ha, năng suất lạc vụ đông đạt 19,1 tạ/ha.
Qua thực tế từ các mô hình, theo các đại biểu tham dự hội nghị, việc thực hiện xen canh, luân canh theo đề tài nghiên cứu không những tăng giá trị trên một đơn vị diện tích mà còn tạo quỹ thời gian để đất tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau.
Có thể bạn quan tâm
Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.
Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.
Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.
Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất đai và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả an toàn, huyện Mỹ Đức đã có nhiều sản phẩm nông sản được gắn nhãn VietGAP như: Rau, táo, nhãn..., tạo tiền đề để địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững.
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ (Gia Lai), đến thời điểm này, diện tích cây hồ tiêu trồng mới trên địa bàn huyện là 150 ha, nâng tổng diện tích cây hồ tiêu trên toàn huyện lên 320 ha.