Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chình, Bống Tượng Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Người Nuôi Gặp Khó

Cá Chình, Bống Tượng Chết Chưa Rõ Nguyên Nhân Người Nuôi Gặp Khó
Ngày đăng: 15/10/2014

Những ngày qua, người nuôi cá chình, cá bống tượng trong tỉnh Cà Mau đang gặp khó do cá chết chưa rõ nguyên nhân. Nhiều hộ đang nuôi cầm chừng, nhiều hộ phải bán cá ngoài dự tính, dẫn đến giá cá xuống thấp.

Hiện tượng cá chình, bống tượng chết tập trung nhiều tại phường Tân Thành, xã Tân Thành, TP Cà Mau từ nửa tháng qua. Nhiều hộ phát hiện cá có hiện tượng bỏ ăn, tấp bờ và chết rải rác. Người dân xác định do khí độc trong ao cao nên chủ động sang ao để tiếp tục nuôi.

Một số hộ xử lý thuốc, vi sinh để duy trì nuôi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Từ đó, người nuôi phải bán cá sớm để thu lại vốn.

Bà Nguyễn Thị Ðào, phường Tân Thành, TP Cà Mau, lo lắng: “Gần nửa tháng qua, 7 ao cá bống tượng hơn 4 tháng bỏ ăn và chết. Mỗi ao chết mỗi ngày trên 10 con, vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cá của nhiều anh em nuôi liền kề cũng xảy ra tình trạng trên, có người bán, người nuôi cầm chừng, nhưng tình thế rất khó khăn”.

Cũng theo bà Ðào, nhiều hộ nuôi cá chình với quy mô lớn sang ao để nuôi tiếp tục nhưng cá vẫn bị yếu, chết nên phải bán với giá thấp hơn trước do thu hoạch nhiều, dồn cá dẫn đến xuống giá. Không những cá yếu, chết tại ao đầm mà khi vận chuyển cá từ Cà Mau lên Sài Gòn thì cá chết khoảng 30%. Ðây là tình trạng hy hữu trong nhiều năm qua.

Ông Huỳnh Văn Hận, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá Tân Thành Tiến, ấp 4, xã Tân Thành, TP Cà Mau, cho biết: “Nguyên nhân có thể do mưa nhiều trong những ngày qua và gió chuyển hướng liên tục. Cùng với việc trong ao xuất hiện khí độc nên cá yếu, ăn yếu.

Trước tình hình trên, chúng tôi cắt thức ăn, sử dụng chế phẩm sinh học để hạ khí độc, cấy men vi sinh để xử lý đáy ao, dần ổn định môi trường và cho cá ăn trở lại”.

“Trường hợp trên, nếu tiếp tục cho cá ăn, khi vào ban đêm thiếu ô-xy cá sẽ nhả thức ăn, ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của cá, làm cho đáy ao tiếp tục dơ và môi trường gây bất lợi cho cá kéo dài. Từ đó cá yếu, chết dẫn đến thiệt hại là tất yếu”, ông Hận cho biết thêm.

Ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân, hướng dẫn người dân cách phòng trị, tránh những thiệt hại do các nguyên nhân trên gây ra. Ðồng thời, khuyến cáo người dân nuôi cá chình, bống tượng nên tránh hiện tượng thu hoạch đồng loạt dẫn đến cá xuống giá, giảm lợi nhuận. Tích cực nắm bắt thông tin, quan sát những biểu hiện của cá nuôi cùng áp dụng biện pháp phòng ngừa, nhất là quản lý môi trường giúp cá phát triển tốt, hạn chế rủi ro xảy ra./.

Giá cá được thu mua hiện nay tại Vựa cá Sơn Đoàn, khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau: Cá bống tượng loại trên 1 kg giá 540.000 đồng/kg, loại 0,7-1 kg giá 400.000 đồng/kg, loại 0,5-0,7 kg giá 380.000 đồng/kg. So với thời điểm ngày 15/9 thì cá loại 0,7-1 kg giảm 90.000 đồng/kg, các kích cỡ khác giảm từ 20.000 - 50.000 đồng/kg.


Có thể bạn quan tâm

Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao

Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

29/07/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào

Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.

30/07/2013
Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.

30/07/2013
Đổi Thay Từ Những Mô Hình Kinh Tế Đổi Thay Từ Những Mô Hình Kinh Tế

Phước Chiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc với trên 98% là đồng bào dân tộc Raglai. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đến ¾ là đồi dốc, dễ bị xói mòn nên canh tác rất khó khăn. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, những đề án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả, đem lại sự đổi thay ấm no cho nhân dân Phước Chiến.

30/07/2013