Cá Chết Hàng Loạt Tại Hồ Thiền Quang
Trong cái nắng gay gắt giữa trưa, mùi tanh nồng, hôi thối bốc lên nồng nặc quanh Hồ Thiền Quang (Hà Nội).
Tại góc hồ ở đường Nguyễn Du và Trần Bình Trọng, cá lớn, cá bé chết nổi lên dạt vào góc Hồ thành từng mảng lớn. Nhiều công nhân tham gia vớt cá chết liên tục từ sáng đến chiều không ngơi nghỉ mà lượng cá chết vẫn chưa giảm.
Một công nhân của Xí nghiệp thoát nước số 3 (Công ty thoát nước Hà Nội) vừa đổ cá chết thu gom được trên Hồ vào xe thu gom rác vừa chia sẻ với chúng tôi: Từ sáng đến giờ (15.30 phút ngày 15-9) chúng tôi đã vớt đến cả tấn cá chết. Lượng cá chết vài hôm trước chỉ rải rác, nhưng sáng hôm nay tăng đột biến, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến vớt cá chết".
Cùng chứng kiến cảnh công nhân vớt cá chết trên Hồ, một công nhân thuộc Công ty TNHH Một thành viên cây xanh Hà Nội đang tỉa cây trên vỉa hè của Hồ cho biết thêm: Sáng chủ nhật cá ở Hồ vẫn được đánh để bán, nhưng đến sáng ngày (15-9) thì cá chết hàng loạt, công nhân phải rất vất vả vớt cá mà mùi hôi thối vẫn rất trầm trọng…
Đề nghị các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân, tìm giải pháp ngăn chặn hiện tượng cá chết hàng loạt và khắc phục ô nhiễm môi trường của Hồ Thiền Quang.
Có thể bạn quan tâm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản nửa cuối năm tiếp tục sụt giảm, ước tính cả năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này sẽ chỉ đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu suất, giá trị và lợi nhuận cho nông dân đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện. Theo các nhà chuyên môn, trong hoàn cảnh giá lúa bấp bênh, tình hình xuất khẩu gạo gặp khó thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây khác là vấn đề cấp bách. Song, việc trồng cây gì, bán ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu,... vẫn là bài toán nan giải.
Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.
Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
"Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”