Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo khu vực Châu Á thúc đẩy nền sản xuất lúa gạo Việt Nam
Nằm trong khuôn khổ Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển, dự án được thực hiện tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư trong chuỗi giá trị lúa gạo thông qua việc áp dụng các mô hình canh tác lúa bền vững thông qua việc ứng dụng những công nghệ mới nhất trong sản xuất lúa gạo.
“Nội dung chính của Sáng kiến Phát triển sản xuất lúa gạo khu vực châu Á (BRIA) là gói giải pháp kỹ thuật tiên tiến và đồng bộ, bao gồm:
Sử dụng giống tốt, quản lý cây trồng tổng hợp quản lý nước và dinh dưỡng, quản lý dịch hại tổng hợp..., sử dụng hợp lý, hiệu quả các yếu tố đầu vào, tăng năng suất, chất lượng, giảm tổn thất, giảm giá thành lúa gạo, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
BRIA hỗ trợ thí điểm liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo theo mô hình Cánh đồng lớn thực sự là giải pháp quan trọng và hữu hiệu để thúc đẩy tái cơ cấu ngành lúa gạo của Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho nông dân và phát triển bền vững” - tiến sĩ Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - lý giải.
Ở đoạn đầu, dự án sẽ được thực hiện tại 3 tỉnh: Đồng Tháp, Hậu Giang và Kiên Giang.
Mục tiêu của dự án là nâng cao kiến thức canh tác lúa và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nông dân theo hướng bền vững về môi trường và an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
Đồng thời, tập trung nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa từ đầu vào đến đầu ra, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, để đảm bảo chất lượng và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, tăng thu nhập cho nông dân và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.
“Bayer cam kết cải thiện đời sống của nông dân trồng lúa tại Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước thông qua sự gia tăng bền vững sản lượng và năng suất lúa trong bối cảnh đa số nông dân trồng lúa Việt Nam là những nông hộ nhỏ lẻ, nỗ lực hợp tác tìm kiếm giải pháp cho ngành nông nghiệp lúa gạo thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật” - ông Torsten Velden - Tổng giám đốc Bayer Việt Nam - chia sẻ.
Ba chỉ tiêu chính cần đạt được của dự án này là: Thứ nhất, có khoảng 3.000 nông dân canh tác lúa tại 3 tỉnh áp dụng thành công các biện pháp canh tác lúa thông minh đã được thử nghiệm;
thứ hai, lợi nhuận tăng ít nhất 30% thông qua tăng năng suất và (hoặc) giảm sử dụng vật tư nông nghiệp khi áp dụng các biện pháp canh tác lúa thông minh so với tập quán canh tác của nông dân;
thứ ba, sản phẩm lúa gạo của dự án đạt chứng nhận một số tiêu chuẩn chất lượng gạo của thị trường châu Âu (đánh giá dựa trên các văn bản liên quan đến phát triển và chứng nhận sản phẩm hoàn thành vào cuối dự án).
Dự án BRIA được kỳ vọng sẽ đóng góp cho việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam tạo bước chuyển quan trọng trong sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án không những giải quyết vấn đề đầu ra cho hạt lúa mà còn là góp phần nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo, từ đó đưa việc sản xuất lúa gạo ở khu vực này phát triển bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm
“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên. Chương trình do Ban Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ thông tin Khoa học công nghệ (AG Biotech) và Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức.
Những năm gần đây, thời tiết liên tục thay đổi thất thường. Mùa đông, nhiệt độ giảm sâu hơn, nhiều đợt băng giá, băng tuyết xuất hiện dị thường. Các đợt rét đậm rét hại như vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, nông dân.
Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại nuôi chim trĩ lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của anh Phan Minh Châu (36 tuổi), ở tổ 2, thôn Sơn Hòa, xã Xuân Sơn (H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu) bởi tận mắt thấy hàng trăm con chim trĩ đang sinh sống trong những dãy lồng.
Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.
Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.