Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đẩy mạnh xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Mỹ Latinh cần sự chung tay của chính quyền cùng doanh nghiệp

Đẩy mạnh xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Mỹ Latinh cần sự chung tay của chính quyền cùng doanh nghiệp
Ngày đăng: 17/11/2015

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết tại “Diễn đàn Xuất khẩu 2015 - Giải pháp thâm nhập thị trường Hoa Kỳ và Mỹ Latinh”, tổ chức ngày 17/11.

Hoa Kỳ - Mỹ Latinh: Thị trường lớn nhiều tiềm năng

Theo đánh giá của Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, quan hệ song phương giữa Việt Nam và các quốc gia châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ đã có sự cải thiện nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ không chỉ về kinh tế, thương mại mà còn ở các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, khi một loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được ký kết sẽ là lực đẩy tạo ra dòng chảy thương mại giữa các quốc gia và các đối tượng tham gia.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh, trong số các Hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại những thuận lợi vô cùng lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Chẳng hạn các mặt hàng quan trọng nhạy cảm của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt tiêu rau quả, mật ong đều được hưởng ưu đãi thuế.

Đối với các quốc gia khác trong TPP như Canada việc xóa bỏ các dòng thuế cũng lên tới 94,9%, thị trường Mehico cũng được xóa bỏ 77,2% dòng thuế khi hiệp định có hiệu lực…

Khẳng định Hoa Kỳ và Mỹ Latinh là những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương) Nguyễn Duy Khiên cho biết, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 36,3 tỷ USD năm 2014, trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lên tới gần 30,6 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2013.

Mặc dù xuất siêu sang Hoa Kỳ, nhưng tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2014.

Với thị trường Mỹ Latinh, ông Trần Duy Đông - Vụ phó Vụ thị trường châu Mỹ thông tin, đây là thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn, dân số đông, nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu thụ ở mức cao.

Phần lớn người tiêu dùng vẫn ưa chuộng hàng nhập khẩu, phù hợp với hàng hóa của Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam có quan hệ buôn bán với 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Mỹ Latinh.

Đối tác thương mại chính của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh gồm: Brazil, Mexico, Chile, Colombia, Panama, Cuba, Peru, Argentina, Uruguay, Ecuador.

Tuy nhiên theo ông Đông, thâm nhập thị trường Mỹ Latinh cũng không ít khó khăn vì doanh nghiệp còn thiếu thông tin, rào cản ngôn ngữ giao tiếp, vận chuyển xa xôi nên chi phí vận tải cao, phương thức thanh toán chưa thuận lợi, xu thế bảo hộ gia tăng tại một số thị trường như Mexico, Brazil và Argentina, sự cạnh tranh gay gắt với hàng một số nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) và với hàng tại khu vực Mỹ Latinh, trong khi các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực này chưa được ưu tiên.

Cần sự chung tay của chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp

Bàn về giải pháp tăng cường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường khác trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng, đàm phán các Hiệp định thương maị và mở cửa thị trường là một câu chuyện.

Còn chuyện tổ chức sản xuất và xuất khẩu như thế nào lại là chuyện khác.

Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, muốn tăng xuất khẩu vào các thị trường nói trên cần cuộc cách mạng về đổi mới của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo đó, nhất thiết sản xuất kinh doanh phải chuyên môn hóa cao, phải đề cao tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Song song đó, cần sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương với việc cải cách thể chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Còn ông Trần Duy Đông - Vụ phó Vụ thị trường châu Mỹ cho hay, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latinh là tăng cường thông tin về thị trường Mỹ Latinh cho doanh nghiệp Việt Nam và thông tin về Việt Nam cho doanh nhân khu vực Mỹ Latinh; đẩy mạnh cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến;

Tổ chức các đoàn đi hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường tìm đối tác, bạn hàng; mời các đoàn nước ngoài vào làm việc, hội thảo, gặp gỡ doanh nghiệp và tham dự hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm thực tế thâm nhập thị trường Cuba - một nước thuộc Khu vực Mỹ Latinh, ông Trần Thanh Tú - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Bình chia sẻ, lợi thế cạnh tranh của Công ty Thái Bình là có tầm nhìn, tâm huyết và kinh nghiệm thị trường, hiểu được ngôn ngữ và bản sắc địa phương, nên đáp ứng nhu cầu các phân khúc tiêu dùng.

Công ty cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng tốt, ổn định với giá cạnh tranh, nhận được sự tín nhiệm cao từ đối tác cung ứng, hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

80% Diện Tích Thảo Quả Ở Y Tý (Lào Cai) Không Cho Thu Hoạch 80% Diện Tích Thảo Quả Ở Y Tý (Lào Cai) Không Cho Thu Hoạch

Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.

04/11/2014
Giống Đậu Phộng TB25, L14 Đạt Năng Suất Cao Giống Đậu Phộng TB25, L14 Đạt Năng Suất Cao

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.

04/11/2014
Cây Bời Lời, “Chìa Khóa” Thoát Nghèo Ở Hướng Việt Cây Bời Lời, “Chìa Khóa” Thoát Nghèo Ở Hướng Việt

Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.

04/11/2014
Đại Biểu Kiến Nghị Sớm Có Sàn Giao Dịch Điện Tử Cho Nông Sản Đại Biểu Kiến Nghị Sớm Có Sàn Giao Dịch Điện Tử Cho Nông Sản

Đề cập vấn đề sử dụng công nghiệp thông tin cho lĩnh vực nông nghiệp, nông sản của Việt Nam ra trường thế giới, giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững mạnh, nông dân không bị rơi vào tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) lấy làm ngạc nhiên bởi tại sao ta không đặt ra những định chế để phát triển sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa như các nước trên thế giới đã làm hàng trăm năm qua.

05/11/2014
“Hoa Tặc” Hoành Hành Đất Cao Nguyên “Hoa Tặc” Hoành Hành Đất Cao Nguyên

Điều đáng nói là sau khi bị mất trộm, nông dân báo cho chính quyền và cơ quan chức năng sở tại nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc ghi nhận vụ việc chứ chưa tìm cách ngăn chặn, nên “hoa tặc” vẫn cứ lộng hành.

05/11/2014