Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ca Cao Không Lo Ế

Ca Cao Không Lo Ế
Ngày đăng: 26/08/2014

Nhiều hộ dân trồng xen ca cao trong vườn cao su, trái cây tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã có thêm nguồn thu khá trong bối cảnh mủ cao su và nhiều loại trái cây liên tục rớt...

Ông Anh Quân, nông dân ở xã Xuân Thạnh (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) hồ hởi: “Tôi có hơn 600 gốc ca cao trồng xen với cao su trên diện tích 2 ha, nên vừa rồi dù giá mủ cao su rớt mạnh, nhưng cũng vớt vát lại được hơn 100 triệu đồng nhờ bán quả ca cao tươi”.

Tương tự, chị Lê Thị Nên ở ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất cũng cho hay: “Nhờ trồng khoảng 500 gốc ca cao xen với chôm chôm trong khu vườn hơn 1 ha, nên giá chôm chôm có xuống thấp, tôi cũng thu được vài chục triệu đồng”.

Chị Nên còn dự tính sẽ tích lũy thêm kỹ thuật, kinh nghiệm và đợi khi nào tại huyện có nhà sơ chế, sấy ép, mở rộng việc thu mua quả tươi ca cao thì sẽ đầu tư mua thêm vườn, mở rộng diện tích canh tác cây trồng loại cây này.

Theo ông Lê Minh Tôn, chủ nhiệm CLB Ca cao Hưng Lộc: Hiện bình quân năng suất thu hoạch của bà con trong CLB ca cao dao động từ 17 đến 20 tấn quả tươi/ha (chuyên canh). Với giá thu mua ổn định ở mức 5 triệu đồng/tấn quả tươi như hiện nay thì sau mỗi vụ khai thác bà con thu được từ 80 đến 100 triệu đồng/ha (chuyên canh), còn trồng xen với cao su, trái cây cũng thu thêm vài chục triệu đồng trên mỗi ha.

Điển hình như hộ anh Nguyễn Thanh Phước, thành viên CLB Ca cao Hưng Lộc, nhờ trồng xen canh ca cao với xoài trong khu vườn rộng 3 ha, kết quả vụ thu hoạch vừa qua đã mang về cho anh cả trăm triệu đồng từ bán ca cao tươi.

“Sắp tới, chúng tôi sẽ kiến nghị UBND tỉnh tăng cường các biện pháp hỗ trợ và nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả của CLB ca cao để nhiều địa phương khác học tập, làm theo”, ông Trần Hải Sơn nói.

Nhiều thành viên CLB ca cao Hưng Lộc khẳng định, việc trồng xen ca cao cùng cây trồng khác trong bối cảnh hiện nay sẽ là giải pháp kinh tế khá tốt. Việc trồng xen canh, ngoài giúp thu nhập tăng, thì việc đa dạng hóa cây trồng thay cho việc độc canh sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro, thiệt hại trong sản xuất khi giá cả nông sản luôn bấp bênh, trồi sụt như hiện nay.

Về phía đầu ra cho ca cao, ông Đặng Tường Khanh, chủ DN thu mua ca cao Trọng Đức (đối tác chính của Cargill tại Việt Nam) cho biết: Công ty đang phối hợp cùng CLB Hưng Lộc hỗ trợ 60% chi phí trong việc mua máy sấy ca cao để tổ chức lập điểm thu mua quả tươi, sơ chế và sấy khô tách hạt ngay tại địa phương, giúp giảm bớt chi phí chuyên chở cho nông dân.

“Trong tương lai gần bà con ở huyện Thống Nhất và khu vực lân cận chỉ việc gom hái quả tươi rồi mang đến bán lấy tiền ngay. Chúng tôi cũng cam kết thu mua toàn bộ sản lượng ca cao cho bà con nông dân với giá không đổi trong năm 2014”, theo ông Khanh.   

Theo ông Trần Hải Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai, diện tích ca cao tại tỉnh hiện có khoảng 800 ha, với hạt nhân là nhiều CLB tập hợp nông dân cùng trồng ca cao. Trong đó Hưng Lộc là CLB hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực nhất cho bà con nông dân.

Sắp tới, CLB Ca cao Hưng Lộc cũng hoàn thiện xong nhà sơ chế, lò sấy, tách hạt và đưa vào hoạt động thử nghiệm thành công sẽ là nơi tổ chức tốt quá trình thu mua, đảm bảo việc bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân để họ yên tâm canh tác.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Phương Hải trồng dưa hoàng kim cho thu nhập cao Nông dân Phương Hải trồng dưa hoàng kim cho thu nhập cao

Vài năm trở lại đây, từ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân xã Phương Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã chuyển sang trồng dưa Hoàng kim mang lại giá trị kinh tế cao.

30/05/2015
Giá chanh bắt đầu giảm nhiệt Giá chanh bắt đầu giảm nhiệt

Sau một thời gian dài tăng giá tới mức gần 40.000 đồng/kg bán tại vườn, thời gian gần đây giá chanh đã bắt đầu giảm.

30/05/2015
Triển vọng cây vải thiều ở Kbang Triển vọng cây vải thiều ở Kbang

Vài năm trở lại đây, nông dân Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: chanh dây ở xã Nghĩa An, cam sành ở xã Sơn Lang và cây vải thiều ở xã Đông. Riêng cây vải thiều được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế hiện đang được bà con mở rộng diện tích khá nhiều.

30/05/2015
Năng suất lạc xuân tăng Năng suất lạc xuân tăng

Vụ xuân năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 1.700 ha lạc tập trung chủ yếu ở các xã: Phúc Hòa, Việt Lập, Quế Nham...

30/05/2015
Cơ hội với siêu giống mới Cơ hội với siêu giống mới

Thời gian qua, Đồng Nai thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có những dự án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến để xuất khẩu những “siêu giống” mới có lợi thế vượt trội so với các giống truyền thống, như: cây siêu cao lương, cây cỏ Cực Đông số 6…

30/05/2015