Cá Bớp Giá Thấp, Khó Bán
Chúng tôi về thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa), một trong những nơi hiện nay đang nuôi nhiều cá bớp, bởi hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Theo ông Nguyễn Phước, phó chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Lương thì hiện nay toàn xã có hàng chục hộ dân nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu. Người nuôi ít nhất cũng khoảng 500 con, nuôi nhiều khoảng 3.000 con.
Phong trào nuôi cá bớp trong xã được bắt đầu từ năm 2009, khi Trung ương Hội Nông dân hỗ trợ 600 con giống triển khai nuôi thí điểm trên đầm Nha Phu tại hộ anh Phan Thành Long. Sau hơn 8 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng từ 5 - 7 kg/con, bán với giá 100 - 110 ngàn đ/kg, trừ tất cả chi phí người nuôi lãi hơn 60 triệu đồng.
Từ hiệu quả mô hình này, nhiều ngư dân bắt đầu để ý đến đối tượng nuôi mới, sau đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau rồi nhân rộng mô hình nuôi cá bớp. Bởi cá bớp dễ nuôi, giá cả ổn định, chi phí thấp cho nên nuôi có lãi cao.
Nhưng đó là những năm trước, còn năm nay thì ngược lại. Do tỷ lệ cá hao hụt cao, thời gian nuôi kéo dài, giá cá thương phẩm lại thấp, chỉ từ 80 - 100 ngàn đ/kg (thấp hơn từ 20 - 30 ngàn đ/kg so với năm ngoái) khiến người nuôi không có lãi.
Như hộ anh Trần Long ở thôn Cát Lợi, thả 1.000 con giống, với giá 27 ngàn đ/con cá giống (thả từ tháng 3 năm ngoái), do cá bị hao hụt cao lại chậm lớn nên chỉ thu được gần 2 tấn, bán với giá từ 80 - 100 ngàn đ/kg, sau khi trừ chi phí anh chỉ huề vốn.
“Năm nay giá cá bớp rớt, giá thức ăn (cá tạp) lại tăng cao từ 12 - 14 ngàn đ/kg (gấp đôi so năm ngoái). Hơn nữa, cá tiêu thụ chậm, đến kỳ thu hoạch vẫn không có người mua. Gần 1 tháng nay chưa bán được, mỗi ngày tôi phải mất 3 triệu đồng tiền cá mồi làm thức ăn cho cá bớp”, anh Long nói.
Còn hộ anh Trần Văn Dũng, người cùng thôn cũng vừa mới thu hoạch 400 con cá bớp, bán với giá 90 ngàn đ/kg, trừ chi phí không có lãi. Anh Dũng than vãn: “Thả 800 con nhưng bị hao hụt một nửa, giá bán thấp, trong khi chi phí tăng cao nên làm sao nuôi có lãi”.
Trước tình hình nuôi cá bớp không có lãi như hiện nay, trong khi giá giống hiện hơn 30 ngàn đ/con, khiến nhiều người nuôi e dè. Anh Nguyễn Tấn Duy, vụ thả mới năm nay quyết định chuyển sang nuôi ốc hương chứ không đầu tư nuôi cá bớp.
Anh Duy cho biết, sở dĩ không dám thả nuôi vì hạch toán nuôi thấy lỗ. Bởi theo anh, cứ 8kg cá mồi nuôi được 1kg cá bớp, nhưng với giá cá mồi hiện nay từ 12 - 14 ngàn đ/kg, thì giá cá bớp phải trên 120.000 đ/kg mới có lãi, nếu không sẽ lỗ, chưa kể chi phí thuê mướn lao động, khấu hao bè lưới…
Ông Phạm Thúc, chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích cho biết: Toàn xã có 68 hộ nuôi cá bớp với 1.400 lồng (mỗi lồng nuôi khoảng 100 con). Trước tết giá cá bớp ở mức từ 110 - 120 ngàn đ/kg, song cá chưa đủ trọng lượng xuất bán. Có một số hộ nuôi trước, cá đạt trọng lượng xuất bán (5 - 7 kg/con), nhưng lại đợi giá cao hơn, ai dè giá lại càng rớt xuống thấp, khiến thua lỗ.
Được biết, cá bớp được người dân tỉnh Khánh Hòa đưa vào nuôi hơn 6 năm nay, chủ yếu là nuôi lồng trên biển. Cá bớp tiêu thụ chính ở thị trường nội địa. Tại Nha Trang, Công ty Hoàng Hải xuất cá bớp đi Mỹ, kích cỡ 6 - 8kg/con, nhưng số lượng không lớn. Chính vì vậy, thị trường cá bớp lâu nay vẫn do thương lái thu mua quyết định.
Có thể bạn quan tâm
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ tiền xây dựng ao lắng cho người nuôi tôm. Theo đó, những hộ xây dựng ao lắng mới sẽ được hỗ trợ 70 triệu đồng/ha, 35 triệu đồng/ha cho những hộ thực hiện cải tạo lại ao với điều kiện các hộ phải trong tổ hợp tác, liên kết.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước tình hình người dân địa phương đang tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng và thường thả nuôi với mật độ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường ao nuôi dễ biến động và khó quản lý. Để giúp quản lý tốt môi trường ao nuôi, nhằm đảm bảo hiệu quả cho người nuôi tôm, trong năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi” tại hộ ông Lê Công Dư, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông với diện tích 0,5ha.
Nhờ đó, tổng công suất tàu thuyền cũng tăng nhanh. Vào cuối năm 2013, tổng công suất đạt khoảng 885.000 CV thì đến cuối năm 2014 đã vượt hơn 1 triệu CV. Chất lượng tàu thuyền đánh cá ở Quảng Ngãi ngày càng hiện đại, phần nào đáp ứng được nhu cầu khai thác hải sản ở các ngư trường xa, như Hoàng Sa, Trường Sa, đem lại hiệu quả lớn.
Do nước ngọt lợ rất thích hợp thả nuôi tôm càng xanh nên 3 năm qua mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh ở huyện Thới Bình phát triển khá mạnh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Trí Phải, Tân Bằng và xã Thới Bình. Năng suất đạt từ 150 - 200 kg/ha, với giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, bà con thu lợi nhuận từ 15 - 25 triệu đồng/ha.