Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao

Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 01/08/2013

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.

Vườn rau sạch của gia đình ông Oánh

Năm 1999 với số vốn 7 triệu đồng ông mua 6 sào đất trắng tại ấp Cầu Rạt. Nhận thấy đất đai và khí hậu ở đây thích hợp nên ông dành 1 sào đất trồng rau. Ông cải tạo đất nhằm tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng để trồng các loại rau như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau dền, mồng tơi, xà lách. Gần 14 năm trồng rau, ông chưa bao giờ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Biện pháp duy nhất được ông áp dụng là dùng hỗn hợp rượu, gừng, tỏi, ớt pha loãng phun vào rau khi có dấu hiệu sâu bệnh. Trong quá trình sinh trưởng duy nhất chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật lúc gieo hạt để phòng trừ kiến.

Theo ông Oánh, trồng rau không cần nhiều vốn và đất, điều quan trọng là phải đảm bảo nguồn nước tưới và vệ sinh đất trồng thường xuyên. Rau được trồng theo từng luống có chiều dài 10m, rộng 3m để đảm bảo nguồn nước tưới và tránh xói mòn khi tưới. Mùa nắng cũng như mùa mưa, người trồng rau phải thường xuyên giữ cho lượng nước trung bình không bị thiếu mà cũng không bị ứ nước. Trung bình mỗi luống rau cho thu khoảng 700 ngàn đồng/vụ, trên 1 sào đất mỗi năm gia đình ông thu khoảng 100 triệu đồng. Nguồn thu này đủ trang trải chi phí trong gia đình và nuôi con ăn học.

Vườn rau sạch của gia đình ông hàng năm được cơ quan chức năng kiểm nghiệm và công nhận rau an toàn. Đây là mô hình được Hội nông dân xã làm điểm để nhân rộng trong hội viên.

Là ấp trưởng, ông Oánh luôn tích cực trong mọi phong trào và nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với người nông dân. Tân Phước hiện có 26 hộ đăng ký thực hiện mô hình rau an toàn. Điều ông Oánh trăn trở là hầu hết những hộ có ít đất sản xuất đều gặp khó khăn về vốn, trong khi muốn trồng rau lâu dài phải đầu từ giếng khoan trung bình 10-15 triệu đồng. Nông dân rất mong sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các ngành để có hướng làm ăn hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Diệt sâu bắt nhãn đậu quả theo ý muốn Diệt sâu bắt nhãn đậu quả theo ý muốn

Chia sẻ về kinh nghiệm “bắt” nhãn ra hoa theo ý muốn, ông Nguyễn Đức Thụ - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên cho rằng: Có 3 cách để nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn, gồm khoanh cành, tỉa bớt rễ nhãn và dùng hóa chất.

21/09/2015
Xây dựng mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông Xây dựng mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông

Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ, sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, độ mặn từ 5 - 35‰. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng...

21/09/2015
Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng

Sáng ngày 17-9, tại Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang (xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), hơn 50 cán bộ, người dân trong tỉnh được Chi cục Thủy sản Hậu Giang phổ biến về kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng.

21/09/2015
Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm.

21/09/2015
Báo động tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản Báo động tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản

Do những hoạt động khai thác hải sản theo kiểu “tận diệt” như nạn đánh bắt bằng giã cào gần bờ, sử dụng “rọ lồng” bát quái, thuốc nổ, điện và tận diệt hải sản non, nguồn lợi hải sản vùng biển địa bàn tỉnh Nghệ An đang bị suy giảm nghiêm trọng, mất dần khả năng tự phục hồi.

21/09/2015