Khuyến Khích Người Trồng Thanh Long Sử Dụng Đèn Compact Ở Long An
Ngày 03/4/2013, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương-Vũ Huy Hoàng đề nghị lãnh đạo tỉnh Long An tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn cho người trồng thanh long sử dụng bóng đèn Compact chống ẩm trên cây thanh long nhằm ứng phó với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng cũng chỉ ra việc sử dụng đèn compact có hiệu quả ở tỉnh Bình Thuận, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, sử dụng 100% bóng đèn Compact 20W ánh sáng vàng, quy mô 870 trụ sử dụng 100% bóng sợi đốt 60W, quy mô 240 trụ. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ cho thấy, so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng Compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, khả năng số cành ra nụ bằng nhau đạt ngưỡng tối ưu, chất lượng số trái chín/trụ chiếm 96,45% so với số hoa/trụ ở giai đoạn nở, tỉ lệ bóng đèn hư hỏng trong thời gian chong đèn trong điều kiện thời tiết bất lợi của bóng đèn Compact 20W thấp hơn so với đèn sợi đốt.
Từ hiệu quả của mô hình thử nghiệm, rất nhiều nhà vườn tại Tiền Giang đã tự nguyện thay đổi cách làm truyền thống thay thế bóng đèn Compact đem lại hiệu quả kinh tế cao
Việc sử dụng bóng đèn Compact là giải pháp giúp Long An tháo gỡ khó khăn trong khi tỉnh đề nghị với Bộ trưởng Bộ Công Thương có kế họach nâng cấp, đầu tư mới điện 220 KV trên địa bàn huyện Châu Thành nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc của người dân về sử dụng điện để xông đèn thanh long ra hoa trái vụ, phục vụ xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Hiện nay, diện tích hơn 1.700 ha với khả năng cung cấp công suất của lưới điện trên địa bàn huyện chỉ có 33 MVA nên thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh họat đời sống nhân dân. Trong khi muốn đáp ứng đựơc yêu cầu phục vụ cho diện tích thanh long dự kiến đến năm 2015 là 2.380 ha, thì nhu cầu côn suất là 119 MVA và đến năm 2020 với 3.315 ha thanh long thì nhu cầu công suất lên đến 166 MVA.
Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng giao cho Tổng công ty điện lực Miền Nam khảo sát, điều tra để có kế họach phát triển mạng lưới điện của giai đọan 2013 - 2015 nhằm phục vụ kịp thời sản xuất thanh long xuất khẩu trên địa bàn huyện Châu Thành.
Có thể bạn quan tâm
Tại hội nghị tổng kết dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc” diễn ra hôm 4-12, hầu hết ý kiến của các đại biểu đều cho rằng, nếu dự án này được triển khai rộng rãi thì người dân sẽ được lợi nhiều mặt.
Ngoài ra, để góp phần vào sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, các ngành hữu quan đã xây dựng nhiều mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ sinh thái, mô hình sản xuất lúa sử dụng phân hữu cơ...
Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2013-2014 bắt đầu triển khai xuống giống trà 1 vào ngày 25/12. Thế nhưng, nhiều nông dân huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam vẫn loay hoay với nỗi lo thiếu giống và tình hình vật tư nông nghiệp tăng cao.
Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.
Thời điểm này, người dân trong tỉnh Bình Phước đang vào mùa thu hoạch mì nhưng giá lên xuống thất thường đang là nỗi lo của nhiều nông dân. Hiện giá mì tươi chỉ khoảng 1.200-1.300 đồng/kg, thấp hơn so với mọi năm từ 300-500 đồng/kg.