Cá anh vũ Campuchia ươn thối về Việt Nam làm đặc sản
Thời gian gần đây, cá anh vũ có nguồn gốc từ Campuchia đang được vận chuyển, tiêu thụ tại Việt Nam với số lượng khá lớn.
Theo ông Nguyễn Minh Tuệ, Giám đốc Marketing một công ty thực phẩm, cá anh vũ được đánh bắt tại Campuchia, có giá khoảng 120.000 đồng/kg. Không được sơ chế, cá được bảo quản thô sơ bằng đá và vận chuyển bằng xe máy qua 60-70km đường rừng để về Đức Cơ (Gia Lai).
Sau đó, khách hàng từ TP.HCM, Hà Nội bay vào Pleiku (Gia Lai) sau đó đến Đức Cơ chọn mua loại cá này. Khi đó, cá mới được sơ chế (mổ bỏ ruột) để tiếp tục cấp đông, vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường hàng không vào sâu trong nội địa.
Ông Tuệ tiết lộ, tại Đức Cơ, khách hàng chỉ mua cá anh vũ Campuchia với giá 200.000 đồng/kg, ra đến thị trường, giá cá vào tầm khoảng 300.000 - 350.000 đồng/kg.
Cá anh vũ Campuchia
Nhưng, khi vào đến nhà hàng, giá cá có thể đội lên từ 800.000 tới cả triệu đồng một ký, bởi khách hàng khó có thể phân biệt được nguồn gốc của loài cá này. Chưa kể, các loại tương tự như cá anh vũ cũng có nhiều.
Vì bảo quản không đúng cách nên chất lượng cá anh vũ Campuchia được đánh bắt tại thượng nguồn sông Mê kông kém xa so với cá anh vũ được đánh bắt tại sông Sesan Tây Nguyên, càng không thể so sánh với cá anh vũ sông Bạch Hạc, ông Tuệ cho hay.
“Thậm chí, có lần tôi nhập một chuyến cá anh vũ Campuchia về bán thử, có 3 con thì 2 con đảm bảo yêu cầu, 1 con khách hàng phàn nàn về mùi vị nên từ đó tôi không dám mua hàng từ nguồn này nữa”, ông nói.
Anh vũ là loại cá lớn, ăn nhiều, đặc biệt là rong rêu. Nếu không sơ chế bỏ ruột trước khi cấp đông, cá sẽ bị thối từ trong ra ngoài. Thế nên, có những con cá khi mổ ra đã thối từ xương.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn cá anh vũ với chất lượng khác nhau lẫn lộn. Chính vì vậy, nếu khách không tường tận về con cá này sẽ không hiểu tại sao giá cá lại chênh lệch nhau như vậy. Ông Tuệ lưu ý, nếu ăn tại các nhà hàng hải sản dọc đường, nhất là ở khu vực phía Nam, rất có thể khách ăn nhầm cá anh vũ chất lượng kém có nguồn gốc từ Campuchia.
Cá anh vũ Campuchia được ướp thô sơ bằng đá, vận chuyển qua quãng đường dài nên chết hết
Sau đó chúng được bảo quản... trong chiếc tủ cấp đông to, dài đến 4m
Con cá này rất nhanh chết nên việc sơ chế thủ công đã làm cá suy giảm chất lượng, về đến Việt Nam cá khô cháy, mất hết nhớt, thậm chí còn bị ươn thối.
Khi có khách đến mua, cá mới được rã đông
Rồi vứt đống trên mặt đất như thế này
Sau đó, cá anh vũ mới dược đưa vào sơ chế
Moi bỏ ruột Cá anh vũ có khá to, ăn nhiều rong rêu nên ruột của chúng khá nhiều. Nếu không mổ ra bỏ sớm sẽ bị thối, ảnh hưởng đến chất lượng cá.
Related news
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay, không khí lạnh sẽ hoạt động sớm hơn, đợt rét đậm rét hại đầu tiên nhiều khả năng xảy ra trong nửa đầu tháng 12 (trong khi hàng năm khoảng cuối tháng 12).
Anh Phạm Hồng Hải (phường Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vừa được Hội nông dân tỉnh Khánh Hòa tôn vinh nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2011 – 2014, với mô hình nuôi thỏ và nuôi dế anh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay tại quê hương của mình.
“Sản xuất lúa Nhật thì đầu ra ổn định, không sợ bị rớt giá như các loại lúa khác, mình an tâm hơn. Bởi lẽ, được công ty ký hợp đồng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” – ông Đức phấn khởi.
Ông Lê Thành Phương, nông dân trồng mía cho biết: “Chuẩn bị thu hoạch nhưng nghe nói giá mía đang giảm xuống nữa. Nếu mà mía giảm như vậy, người trồng sẽ gặp khó khăn. Mức giá này, nếu mía trúng, còn lời chút đỉnh, nếu mía ở dạng trung bình thì không có lời”.
Điển hình trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây tiêu vào trồng trọt ở xã Thái Thủy có gia đình anh Ngô Xuân Quang, ở thôn Bắc Thái. Nhờ loại cây trồng này, gia đình anh không những đã thoát được nghèo, mà còn vươn lên làm giàu. Gia đình anh Quang hiện có 4 ha đất đồi, ban đầu anh tập trung vốn liếng trồng các cây ngắn ngày như nén, gừng, khoai lang..., tuy nhiên lợi nhuận thu về không được bao nhiêu.