C.P. Việt Nam Cung Cấp Giải Pháp Giúp Đại Lý Và Người Nuôi Tôm Thành Công
Ngày 26/4, tại Tp Nha Trang, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt Nam đã tổ chức hội nghị khách hàng và đưa ra giải pháp hiệu quả giúp người nuôi tôm yên tâm và thành công. Tham dự có trên 130 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tại các tỉnh khu vực từ Khánh Hòa cho đến Bến Tre và lãnh đạo cấp cao của Công ty cùng tham gia Hội nghị.
Theo ông Yuttana Thongphur, Phó TGĐ cấp cao Công ty C..P Việt Nam, những năm vừa qua, dịch bệnh EMS bùng phát đã khiến cho ngành nuôi tôm trong khu vực Đông Nam Á điêu đứng. Gần đây, nhờ những nỗ lực của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ), đứng đầu là TS. Donald Lightner đã bước đầu tìm ra nguyên nhân gây bệnh là các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio. Hiện nay ở Thái Lan, Malaysia…vẫn còn bị ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh EMS. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia đi tiên phong, rất tích cực và chủ động trong việc phát hiện cũng như khống chế thành công dịch bệnh EMS
Tuy nhiên, trong những tháng mùa hè sắp tới với nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nếu không có những biện pháp đối phó và phòng tránh cần thiết, tôm chết hàng loạt trở lại sẽ là điều khó có thể tránh khỏi.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Lê Huy Vũ, Phó TGĐ khu vực miền Trung của C.P. Việt Nam cho biết, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao sẽ kéo theo độ mặn của nước cũng tăng lên và đây là môi trường thuận lợi cho các chủng Vibrio phát triển mạnh. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng cao còn làm cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ diễn ra mạnh hơn khiến lượng oxy bị tiêu hao nhiều làm giảm khả năng cung cấp oxy cho tôm và dễ khiến tôm bị căng thẳng, sinh trưởng chậm.
Theo ông Vũ, năm vừa qua số lượng các nhà máy chế biến không tăng nhưng diện tích thả nuôi thì lại gia tăng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, năm nay bà con nuôi tôm vẫn đang tiếp tục thả nuôi với số lượng nhiều trong khi hiện tượng tôm chết vẫn còn diễn biến khó lường và giá tôm đang có chiều hướng giảm. Đây là một điều rất đáng lo ngại vì thị trường đầu ra không ổn định, giá giảm cùng với tình hình dịch bệnh phức tạp đã làm cho người nuôi, đại lý vô cùng lo lắng.
Công ty C.P. Việt Nam khuyến cáo người nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cho vùng nuôi, giảm mật độ thả và gia tăng diện tích các ao xử lý nước. Đồng thời, công ty cũng giới thiệu giải pháp áp dụng chương trình nuôi tôm sạch "Probiotic Farming" của C.P Việt Nam.
Tôm giống PL12 sau khi mua về được ương trong nhà “CPF-Green House” làm bằng lưới lan, bạt ni lông, hoặc xây tường... từ 25 - 30 ngày, sau đó sẽ được sang qua hệ thống ao nuôi tôm thịt “CPF-TurboProgram” với hệ thống an toàn sinh học như hệ thống ao xử lý, lưới ngăn địch hại, hệ thống vệ sinh, khử trùng tay chân trước khi vào ao nuôi... kết hợp với việc chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi thật tốt.
“Khi thời tiết biến động, hiện tượng dịch bệnh càng diễn biến phức tạp và khó lường, nuôi tôm theo mô hình CPF-Green HousevàCPF-TurboProgram sẽ giảm bớt sự tác động của thời tiết trong giai đoạn của tôm còn nhỏ. Từ đó tăng được tỷ lệ sống và tăng sức khỏe của tôm” ông Nguyễn Lê Huy Vũ chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nắng nóng kéo dài khiến 3 ha đương quy trồng thử nghiệm tại xã Liêm Phú (Văn Bàn, Lào Cai) có nguy cơ mất trắng.
Ngoài sầu riêng thì mía tím cũng là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa).
Sáng 3.7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp Trạm Khuyến nông Hoài Ân tổng kết Mô hình trồng bắp lai thâm canh trên đất lúa chuyển đổi. Mô hình được triển khai thực hiện tại thôn An Chiểu, xã Ân Phong với quy mô 3 ha, sử dụng giống SSC586, có 32 hộ nông dân tham gia.
Chuyển từ hình thức trồng dưa hấu lấy trái truyền thống, thời gian gần đây, nông dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện trồng dưa hấu lấy nụ cho lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.
Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.