Diện Tích Chôm Chôm Bị Chổi Rồng Giảm Đáng Kể
Diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng hiện giảm đáng kể, chỉ còn 5,7ha. Trong tổng diện tích chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha tỷ lệ nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30% - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng, rải rác tại xã An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú và Hòa Ninh.
Tuy diện tích chôm chôm trên địa bàn huyện Long Hồ (Vĩnh Long) giảm đáng kể nhưng vấn đề đặt ra là nếu ngành chuyên môn và nhà vườn không có cách phòng trị quyết liệt ngay từ bây giờ thì nguy cơ dịch chổi rồng trên cây chôm chôm là không nhỏ. Giống như ở cây nhãn, bệnh chổi rồng trên chôm chôm cũng làm thiệt hại đến năng suất khi thu hoạch.
Trước thực trạng trên, các nhà chuyên môn khuyến cáo nhà vườn một số biện pháp phòng trừ như: sau khi thu hoạch trái phải tiến hành cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng, cắt bỏ những cành trong vườn đã bị bệnh, tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ hợp lý để tạo chồi mới cho cây.
Khi cây chuẩn bị ra đọt, ra hoa cần phun một số loại thuốc trừ nhện vì theo một số nhà khoa học nhện có thể là tác nhân gây ra bệnh. Tuy bệnh chổi rồng trên cây chôm chôm chưa xuất hiện đại trà nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thu nhập của các nhà vườn. Chúng tôi sẽ có thông tin chi tiết về tình hình chôm chôm nhiễm chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm
Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.
Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.
Ngoài ra, có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau có nguồn từ thực vật nhằm cung cấp năng lượng trong thức ăn cho cá. Ngoài cám gạo, còn có khoai mì, khoai lang, bột mì, bột bắp…cũng đóng vai trò quan trọng.
Mới đây, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện Phù Cát thả con giống cá đối mục xuống ao nuôi của ông Nguyễn Văn Hiền, ở thôn Gia Thạnh, xã Cát Minh - huyện Phù Cát; và hộ ông Trần Ngọc Cường ở thôn Đức Phổ 2, xã Cát Minh. Đây là hai hộ trực tiếp tham gia mô hình nuôi cá nước lợ do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư thực hiện.