Nhiều Doanh Nghiệp Thao Túng Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra Sang Nga
Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương về việc xuất khẩu cá tra sang Nga bị một số doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước độc quyền thao túng thị trường.
Theo hiệp hội, trong thời gian qua, một số DN Việt Nam được phép xuất khẩu cá tra, ba sa vào thị trường Nga đã liên kết với các DN nước này vi phạm Luật Cạnh tranh Liên bang Nga. Vi phạm thể hiện qua việc cản trở tiếp cận thị trường hàng hóa sản phẩm phi lê cá tra, cá ba sa đông lạnh Việt Nam. Từ việc trên, Ủy ban Chống độc quyền Liên bang Nga đã có quyết định xử lý vụ vi phạm này.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch hiệp hội, cho biết việc độc quyền xuất khẩu và lợi ích nhóm của DN sẽ gây hại cho thị trường chung. Hiệp hội kiến nghị Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu của các DN đang xuất khẩu thủy sản vào Nga… Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng kiến nghị hai bộ tiếp tục đàm phán với phía Nga để mở cửa cho các DN Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất sang thị trường Nga.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
Cây thanh long đang phát triển mạnh ở huyện Tân Phước (Tiền Giang). Bên cạnh những hiệu quả bước đầu, cũng có không ít những vấn đề đặt ra để cây trồng này “bám rễ” bền vững trên vùng đất mới.
Diện tích trồng dưa hấu ở Tân Trụ (Long An) tuy không lớn nhưng do nông dân trồng quanh năm nên áp lực sâu bệnh vẫn rất cao. Vì vậy, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh rất phổ biến.
Dự án nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai từ nay đến 2020 nhằm phát triển vùng cây ăn quả tập trung, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Nhiều vườn thất bại Thời điểm này, nông dân trồng thanh long trong tỉnh Bình Thuận đang bước vào vụ chong đèn vụ nghịch 2015.