Bưởi Bạch Đằng Hứa Hẹn Bội Thu

Mặc dù sản lượng có giảm hơn so với năm ngoái nhưng hiện nay giá bưởi lại cao hơn gần gấp đôi so với năm ngoái, nhất là trong dịp tết giá bưởi sẽ còn tăng cao nên các nhà vườn ở Bạch Đằng (Bình Dương) đang tất bật chăm sóc để chờ đón tết.
Nhờ xử lý ra hoa tốt và tuân thủ quy trình sản xuất theo mô hình VietGap nên hiện nay vườn bưởi 1.600m2 của anh Nguyễn Hữu Tâm ở ấp Điều Hòa (Bình Dương) đang trĩu quả, hứa hẹn cho thu hoạch vào đúng dịp tết.
Anh Tâm cho biết để có bưởi thu hoạch vào đúng dịp tết đòi hỏi người trồng phải biết áp dụng kỹ thuật, trước khi ra hoa phải có quy trình phân hóa mầm hoa cho cây bưởi (khoảng 2 tháng trước khi ra hoa), sau đó là bón phân để đón ra hoa…
Vì bưởi tết dùng để chưng, cúng nên gần đến ngày thu hoạch càng phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn, nhất là việc phòng trừ sâu bệnh để có trái to, đẹp phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong dịp tết.
Năm ngoái, từ vườn bưởi anh Tâm thu hoạch được 120 triệu đồng, riêng vụ bưởi tết đã đạt đến 95 triệu đồng. Năm nay, dự tính vụ bưởi tết anh sẽ thu hoạch ngoài 100 triệu đồng vì bưởi hiện đang có giá cao và vườn bưởi của anh cho trái to, trung bình 1kg/trái.
Ông Ngô Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bạch Đằng cho biết, do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên sản lượng bưởi năm nay giảm khoảng 30 - 40% so với năm ngoái, nhưng nhìn chung tâm trạng của nhà vườn đều rất phấn khởi chờ đón mùa bưởi tết vì giá bưởi hiện đang tăng cao (50.000 đồng/kg).
Cũng theo ông Hải, hiện nay bưởi Bạch Đằng không đủ để cung ứng theo đơn đặt hàng của các đối tác vì thương hiệu bưởi Bạch Đằng đã nổi tiếng xa gần và đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra toàn quốc. Hiện toàn xã Bạch Đằng có hơn 500 hộ trồng bưởi với diện tích khoảng 400 ha, trong đó có 3,5 ha được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo mô hình VietGap.
Hơn nữa người trồng bưởi năm nay cũng rất phấn khởi vì hiện xã đang triển khai chính sách của UBND tỉnh hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây đặc sản truyền thống của xã. Theo đó, đã có 224 hộ đăng ký trồng mới, cải tạo vườn tạp bưởi ổi, bưởi đường lá cam. Đến nay đã có 11 hộ trồng mới được 1,71 ha bưởi.
Related news

Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân

Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.

Đã nhiều năm nay, nông dân huyện Yên Thành phát triển nghề nuôi vịt chạy đồng, theo các vụ lúa trong năm. Nghề này không những giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.

Trên cánh rừng hoang nghèo kiệt chỉ có lau lách và cỏ dại, cô lập với khu dân cư, trong gần 6 năm khởi nghiệp, Nguyễn Văn Hảo trở thành tỉ phú trẻ nhất xã Tam Dị, doanh thu đạt gần 2 tỉ đồng/năm.

“Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình” – ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.