Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Bước nhảy dài sản xuất Đông trùng hạ thảo

Bước nhảy dài sản xuất Đông trùng hạ thảo
Tác giả: Quỳnh Trang
Ngày đăng: 18/12/2015

Kết quả phân tích mới đây của Trung tâm Kiểm nghiệm, Viện Thực phẩm Chức năng (Bộ Y tế) về sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo do Trung tâm Đấu tranh sinh học (Viện Bảo vệ thực vật) sản xuất cho thấy, hàm lượng chất Cordycepin lên tới 9,38 mg/g, cao gấp 2-3 lần so với sản phẩm của các cơ sở khác trong nước và gấp 9 lần của một số sản phẩm nhập từ Trung Quốc.

Đây được xem là một đột phá mới trong sản xuất loại thảo dược quý hiếm này tại Việt Nam.

Năm 2014, Trung tâm Đấu tranh sinh học do nhóm nghiên cứu của TS.

Phạm Văn Nhạ đã thành công trong việc sản xuất nấm đông trùng hạ thảo.

Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, kết quả phân tích của Viện Thực phẩm Chức năng về hàm lượng chất Cordycepin vốn một chất có tác dụng bao vây, tiêu hủy các tế bào ung thư, phục vụ trong phòng và điều trị ung thư chỉ ở mức 0,14 mg/g.

Tuy nhiên mới đây, sau hơn một năm cải tiến quy trình kỹ thuật, kết quả phân tích sản phẩm đông trùng hạ thảo của Trung tâm Đấu tranh sinh học do Viện Thực phẩm Chức năng tiến hành đã cho thấy hàm lượng Cordycepin tăng cao đột biến, lên tới 9,38 mg/g, cao gấp 67 lần so với sản phẩm một năm trước.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất Adenosin để điều trị bệnh huyết áp và tim mạch trong sản phẩm cũng tăng từ mức 0,32 mg/g lên 0,337 mg/g.

Theo TS.Phạm Văn Nhạ, sở dĩ hàm lượng dược chất trong đông trùng hạ thảo được cải thiện bất ngờ như vậy là nhờ nhóm nghiên cứu của ông thời gian qua đã phải liên tục nghiên cứu, thay đổi thành phần và tỷ lệ môi trường nuôi cấy cho tiến sát tới môi trường dưỡng chất trên ký chủ nhộng tằm.

Bên cạnh đó, bộ giống gốc được lựa chọn thay đổi chủng tốt nhất, công nghệ bảo quản chủng giống gốc được hoàn thiện, theo đó tất cả các mẻ đông trùng hạ thảo được sản xuất đều từ giống gốc…

Cũng theo kết quả phân tích mới đây của Viện Thực phẩm chức năng, sản phẩm đông trùng hạ thảo của Trung tâm Đấu tranh sinh học không phát hiện thấy bất kỳ tồn dư kim loại nặng độc hại nào như chì (Pb), thủy ngân (Hg) hay Cadmium (Cd), cũng không không bị nhiễm các loại vi khuẩn như E.Coli, Salmonella, Coliforms…

Theo TS.Nhạ, đây là kết quả của việc thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng tạo môi trường nuôi cấy vô trùng.

Cụ thể mới đây, Trung tâm này đã đưa cơ sở sản xuất quy mô hiện đại, xử lí triệt để tạp nhiễm không khí, độ ẩm, nhiệt độ…


Có thể bạn quan tâm

Trồng Thí Điểm Nấm Bào Ngư, Nấm Linh Chi Và Nấm Mèo Đạt Kết Quả Cao Trồng Thí Điểm Nấm Bào Ngư, Nấm Linh Chi Và Nấm Mèo Đạt Kết Quả Cao

Mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo còn mới lạ với nhiều hộ nông dân, nhằm mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất, năm 2011 được sự hỗ trợ và đầu tư của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam và Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện, ông Đào Văn Hưởng ở ấp Phước Điền, xã Bình Khánh Đông đã sản xuất thành công thí điểm mô hình kết hợp trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo đạt kết quả cao

10/02/2012
Mô Hình Trồng Nấm Ăn Và Nấm Dược Liệu Mô Hình Trồng Nấm Ăn Và Nấm Dược Liệu

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm hầu thủ, nấm chân dài, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…

24/05/2014
Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không? Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?

Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.

26/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.