Tái sử dụng mùn cưa trồng nấm sò để trồng nấm rơm, tại sao không?
Ông Hòa cho biết, theo nguyên lý kỹ thuật có thể dùng nhiều loại nguyên liệu để trồng nấm rơm như rơm rạ, xơ dừa, bã mía, mùn cưa, tốt nhất là rơm rạ lúa nếp, lúa mùa. Tuy nhiên, trước áp lực hiện nay nguồn nguyên liệu rơm ngày càng khan hiếm và giá thành cao do nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò, nên ông Hòa nghĩ ra cách tận dụng mùn cưa thải ra sau khi trồng nấm sò ở gia đình để trồng nấm rơm. “Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Trước kia, nguyên liệu sau khi trồng nấm sò thường là thải loại…”- ông Hòa chia sẻ.
Theo cách làm của ông Hòa, để nâng cao năng suất nấm rơm, ông Hòa phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ mùn cưa thải, gồm phân urê, phân DAP, vôi bột, cám gạo và khoáng các loại theo tỷ lệ phù hợp. Hỗn hợp nguyên liệu đã xử lý phối trộn được tạo thành các mô nấm dạng hình thang, mỗi mô nấm có chiều ngang từ 4-5cm, chiều dài 60–120cm, cao 40cm, sắp xếp trong lán trại có mái che, xung quanh che chắn bằng bạt và lắp đặt hệ thống phun tưới.
Sau khi cấy meo giống nấm rơm thì tiến hành chăm sóc các mô nấm. Tùy theo mùa nắng, mưa mà điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ cho thích hợp vì đó là hai khâu quan trọng nhất, đảm bảo thành công trong quá trình trồng nấm.
Ông Hòa cho biết thêm: “Cơ sở sản xuất của gia đình tôi mỗi năm sử dụng bình quân 200.000 bịch phôi để trồng nấm sò, nên nguồn nguyên liệu thải để tận dụng trồng nấm rơm rất dồi dào. Cứ 10.000 bịch phôi nấm sò thải ra, sản xuất được khoảng 140kg nấm rơm thành phẩm đạt chất lượng cao. Với giá bán 60.000-70.000 đồng/kg nấm rơm ngoài thị trường, trừ chi phí còn lãi 8-10 triệu đồng/vụ nấm rơm (25 ngày).
Ông Hòa sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa cao su thải loại sau khi trồng nấm sò.
Bà con có nhu cầu xin liên lạc với ông Đỗ Đình Hòa qua số điện thoại 0969.454.161.
Có thể bạn quan tâm
Hai con cá lăng lớn, một con nặng 20 kg, con khác nặng 18 kg, cả 2 con đều dài gần 1 mét đã được bà Lê Thị Hồng Cẩm (59 tuổi) - chủ nhà hàng Phương Dung tại TP. Buôn Ma Thuột, Đak Lak mua.
Năm 2014, sản xuất tôm nuôi đóng góp 50% giá trị xuất khẩu thủy sản và 13% giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn, nuôi tôm vẫn gặp nhiều thách thức và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Để tháo gỡ khó khăn, nuôi tôm theo VietGAP đang ngày càng phổ biến ở nhiều nơi.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành xây dựng 10 mô hình nuôi trồng thủy sản tại các huyện Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Châu Đức và TP. Vũng Tàu.
Quý I-2015, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang gần 545 héc-ta (tăng 2,3% so cùng kỳ), trong đó, diện tích nuôi cá tra gần 340 héc-ta (tương đương cùng kỳ). Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 52.000 tấn (tăng 4,8% so cùng kỳ), trong đó, sản lượng cá tra 44.000 tấn (tăng 2,1% so cùng kỳ).
Ngành Nông nghiệp huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa nghiệm thu thành công mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt bằng giá thể tại xã Vĩnh Phú Tây.