Bón Phân NPK Văn Điển Cho Cây Chè Miền Núi Phía Bắc
Bón đủ lượng phân NPK theo hướng dẫn ở trên thì không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào nữa.
Đối với cây chè ở thời kỳ kinh doanh:
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên bón cho chè: Phân NPK 16.8.8 (N=16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; MgO = 7%; CaO = 10%; SiO2 = 9%) hoặc phân NPK 16.8.4 (N=16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; MgO = 8%; CaO = 15%; SiO2 = 13%) với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 - 64%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S), trong phân ĐYT NPK Văn Điển còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn... rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng mà các loại phân bón khác không có.
Bón phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng giúp cây chè phát triển tốt, tỷ lệ búp cao.
Bón phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho chè, giúp cây chè phát triển tốt, tỷ lệ búp cao, đặc biệt trong thành phần dinh dưỡng của phân ĐYT NPK Văn Điển có chất Manhe (MgO), là chất chất rất cần thiết đối với cây chè, cây chè được cung cấp đủ Manhe sẽ làm tăng năng suất và phẩm chất búp chè.
Bên cạnh đó, để cây chè phát huy hết tiềm năng năng suất của giống, thì ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O, K2O), trung lượng (CaO, MgO...) cây chè rất cần được cung cấp thêm các chất vi lượng như Zn, Bo, Mo. Bón phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè, cây chè sẽ được cung cấp đầy đủ, đồng thời các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng, ngoài việc làm tăng năng suất búp tươi còn làm tăng hàm lượng chất khô và tăng hàm lượng chất tanin, chất hoà tan, giúp cải thiện hương vị của chè.
Lượng bón và cách bón: Dùng phân đa yếu tố NPK 16.8.8 hoặc NPK 16.8.4 Văn Điển chuyên dùng cho cây chè.
Chú ý: Phân hữu cơ bón 300 - 400 kg/sào vào tháng 12 đến tháng 1. Đào rạch sâu 15 - 20 cm, giữa hàng rắc phân rồi lấp đất kín phân, kết hợp ép xanh cành lá già sau đốn.
Bón đủ lượng phân NPK Văn Điển theo hướng dẫn ở trên thì không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào nữa.
Có thể bạn quan tâm
Từ tháng 12 đến hết tháng 1 hàng năm là thời gian đốn và chăm sóc chè qua đông. Đây là 2 trong các khâu cơ bản và quan trọng nhất của qui trình thâm canh cây chè được thực hiện trong vụ đông, sau khi kết thúc một năm thu hoạch nhằm tái tạo cho vườn chè để chuẩn bị cho một năm thu hoạch đạt năng suất cao, phẩm cấp chè tốt nhất.
Để chè xanh Bát Tiên có màu sắc đẹp và mùi vị thơm ngon thì khâu chế biến chè là khâu quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bà con một số kỹ thuật chế biến chè Bát Tiên đơn giản và tiện dụng giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm chè. Để chế biến chè bà con cần 2 dụng cụ cơ bản đó là máy vò chè và máy sao sấy.
Các nhà khoa học đã xác định, trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80 kg N, 40 kg P2O5, 30 kg K2O, 8 kg MgO, 16 kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Mô líp đen (Mo)...
Hiện nay chè Shan núi cao năng suất thường thấp do: tập quán canh tác cũ, kỹ thuật lạc hậu; chè chưa được đốn, hái và chăm sóc đúng kỹ thuật; đất không được cải tạo theo một quy trình hợp lý, không bón hoặc bón quá ít phân hữu cơ; thiếu hệ thống cây cải tạo đất và cây che bóng...
Hiện nay phần lớn diện tích trồng chè các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, cây chè đang ở thời kỳ ngủ nghỉ sau khi đốn (thời gian này thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau).