Bón NPK-S 16.8.8-9 hàm lượng cao Lâm Thao tăng năng suất chè
"Bón NPK-S 16.8.8-9 hàm lượng cao Lâm Thao, năng suất chất lượng chè đã tăng tới 28,2%, một con số vượt ngoài sự kỳ vọng của tôi”, ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ, một cán bộ đã hơn 20 năm gắn bó với ngành nông nghiệp đã không giấu nổi sự vui mừng.
Mô hình khảo nghiệm bón phân NPK-S 16.8.8-9 hàm lượng cao Lâm Thao trên cây chè kinh doanh tại xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba, Phú Thọ
Đó là kết quả của mô hình khảo nghiệm bón phân NPK-S 16.8.8-9 hàm lượng dinh dưỡng cao Lâm Thao trên cây chè kinh doanh tại xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba và xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.
Theo dự kiến, tháng 11/2017 sẽ là thời điểm Cty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đưa ra thị trường bộ sản phẩm mới NPK có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong đó có sản phẩm NPK-S 16.8.8-9 đặc biệt thích hợp cho cây chè, cây cà phê mùa khô và cây rau.
Để thấy rõ hiệu quả của loại phân NPK-S 16.8.8-9 trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, Cty đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ thực hiện mô hình khảo nghiệm bón phân NPK-S 16.8.8-9 trên cây chè giai đoạn kinh doanh tại 2 điểm xã Võ Miếu và xã Vân Lĩnh với quy mô 2ha. 2 hộ tham gia chia đều cho 2 điểm. Mô hình được thực hiện với 3 công thức bón phân: Công thức 1 (CT 1) theo tập quán địa phương, công thức 2 (CT 2) sử dụng phân NPK 12.5.10 Lâm Thao và công thức 3 (CT 3) sử dụng phân NPK-S 16.8.8-9. Cụ thể như sau:
Ở CT 1, tại Vân Lĩnh sử dụng 550kg đạm, 1.385kg NPK 5.10.3 Lâm Thao, 280kg kali và tại Võ Miếu sử dụng 970kg đạm, 1.385kg NPK 5.10.3 Lâm Thao, 550kg kali. Cách bón như sau: NPK 5.10.3 bón 1 lần ngay từ đầu vụ; đạm + kali: Bón sau mỗi lứa hái (chia đều 5 lứa hái tương đương 5 lần bón).
Ở CT 2, cả 2 điểm đều sử dụng 2.100kg NPK 12.5.10 Lâm Thao chia thành 3 lần bón đều nhau vào tháng 2, tháng 5 và tháng 8 (mỗi lần 700kg).
Ở CT 3, cả 2 điểm đều sử dụng 2.100kg NPK-S 16.8.8-9 Lâm Thao với cách bón giống như ở CT 2.
Theo ông Hưởng, năng suất chè bình quân trên 1ha toàn tỉnh đạt từ 11 - 12 tấn. Ở một vài vùng chuyên canh chè như Thanh Ba, Thanh Sơn, Hạ Hòa… năng suất có thể đạt tới 23 - 25 tấn/ha.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông: “Tăng năng suất chè lên trên 20 tấn/vụ rất đơn giản, bà con chỉ việc quãi thật lực đạm. Nhưng hệ lụy kéo theo đó là gì? Sâu bệnh hại tấn công, ô nhiễm môi trường, chất lượng chè không đảm bảo, mất giá, thậm chí không có người mua…”.
Bởi vậy, để đạt được “lợi ích kép” vừa tăng được đồng thời năng suất, chất lượng cây chè là việc rất khó, cây chè cần phải được cung cấp một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vô cùng hợp lý.
Trong các nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây chè đã được công bố trước đây của các nhà khoa học, tỷ lệ đạm, lân, kali lý tưởng cung cấp cho chè là 2:1:1. Trên thị trường phân bón cũng ghi nhận rất nhiều loại phân có tỷ lệ như vậy, tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một loại phân nào giúp chè đạt năng suất cao rõ rệt, đồng thời hạn chế được sâu bệnh hại, giúp bảo vệ nương chè như NPK-S 16.8.8-9 của Lâm Thao.
Ghi nhận tại điểm khảo nghiệm xã Vân Lĩnh, qua 5 lứa hái (dự kiến còn 3 lứa nữa mới kết thúc 1 chu trình bón phân) đã thu được 19.582 g/ha, điểm khảo nghiệm xã Võ Miếu thu được 19.983kg/ha. Đặc biệt, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật đã giảm đáng kể từ 10 lần với ruộng bón theo CT 1 xuống còn 8 lần với ruộng bón theo CT 2 và CT 3.
Xét về hiệu quả kinh tế, với giá bán hiện nay khoảng 4.000 đ/kg búp chè tươi, tại Vân Lĩnh sẽ cho lãi 28.315.000 đ/ha với CT 1, 35.507.000 đ/ha với CT 2 và 40.166.000 đ/ha với CT 3.
Tại điểm xã Võ Miếu, giá bán cao hơn Vân Lĩnh 500 đ/kg, vào khoảng 4.500 đ/kg sẽ cho hiệu quả lần lượt là 35.510.500 đ/ha với CT 1, 45.597.000 đ/ha với CT 2 và 50.850.500 đ/ha với CT 3.
Như vậy, sử dụng NPK-S 16.8.8-9 của Lâm Thao đã tăng hiệu quả kinh tế/ha chè một cách vượt trội.
Đại diện chính quyền địa phương, ông Mai Tiến Thành, Phó Chủ tịch xã Vân Lĩnh, đồng thời cũng là người đồng hành cùng mô hình trong suốt thời gian từ lúc bắt đầu triển khai đến khi thu hoạch đã chia sẻ, xã Vân Lĩnh có trên 15.000ha chè, ông cũng quan sát không biết bao nhiêu mô hình bón phân cho chè, nhưng đây là lần đầu tiên khi ông đi thăm nương chè (vào dịp lứa hái thứ 3), bà con lại xúm quanh rất đông và hỏi xem mô hình này sử dụng loại phân gì để bón mà nhìn cây chè đẹp thế, đồng thời nằng nặc đòi cung cấp loại phân này về bón.
Đáp lại sự tin tưởng lựa chọn phân bón Lâm Thao của bà con nông dân và chính quyền địa phương, ông Phạm Đức Thành, Phó Trưởng phòng Kinh doanh, Cty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao phát biểu: “Việc sử dụng NPK hàm lượng cao để bón cho các loại cây trồng có lẽ là xu thế tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại. Phân bón Lâm Thao cũng không thể đứng ngoài xu thế đó. Xét về tổng thể, sử dụng NPK hàm lượng cao, đặc biệt là cho cây giai đoạn kinh doanh hoặc để bón thúc cho cây ngắn ngày giúp bà con tiết kiệm được rất nhiều công chăm bón lại mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, bà con đặc biệt cần lưu ý bón phân theo phương pháp 4 đúng đó là: Đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách để tiết kiệm được phân bón đồng thời bảo vệ cây trồng, an toàn môi trường sống. Cty cũng cam kết sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều mô hình khảo nghiệm các loại phân NPK hàm lượng cao trên nhiều loại cây trồng và nhiều vùng đất khác nhau để bà con thấy được hiệu quả vượt trội của nó so với các loại phân bón khác trên thị trường…”.
Ông Phạm Văn Cần, chủ hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình tại điểm khảo nghiệm xã Võ Miếu phát biểu cảm tưởng tại hội nghị tổng kết: “Mặc dù từ lâu người dân Võ Miếu chúng tôi đã coi cây chè là cây trồng chủ lực, mọi tiền của cũng đổ dồn hết vào nương chè, nhưng thực sự việc bón phân và chăm sóc chè đúng cách nhiều khi chúng tôi cũng thực sự là không nắm rõ, bón vẫn theo cảm tính khiến năng suất chất lượng chè không được như ý muốn.
Lần này được các anh bên Trung tâm KN tỉnh cho tham gia mô hình bón phân NPK 16.8.8 của Lâm Thao thấy năng suất chè tăng hơn hẳn, búp chè dầy, lá xanh gừng, đặc biệt rút ngắn được thời gian thu hái và tăng lứa hái trong 1 chu kỳ. Bình thường cứ 42 - 45 ngày chúng tôi mới được thu hái, nhưng bón phân này chỉ cần 35 - 36 ngày là chúng tôi đã được thu hái rồi, rất phấn khởi”.
Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học đã xác định, trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/1 ha, cây chè lấy đi khoảng 80 kg N, 40 kg P2O5, 30 kg K2O, 8 kg MgO, 16 kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Mô líp đen (Mo)...
Hiện nay phần lớn diện tích trồng chè các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, cây chè đang ở thời kỳ ngủ nghỉ sau khi đốn (thời gian này thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau).
Thời gian gần đây, để giải phóng sức lao động, giảm chi phí, người trồng chè đã đầu tư mua máy hái chè. Tuy nhiên, để sử dụng máy hiệu quả, bà con nên thực hiện đồng bộ các giải pháp từ gieo trồng, chăm sóc....