Bón Phân Đón Đòng
Việc bón phân đón đòng đúng thời điểm và đúng loại phân và bảo vệ lá đòng ở giai đoạn này là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để có đòng lúa to, bông lúa nặng để cuối vụ đạt năng suất cao luôn là mong muốn của nhiều nhà nông.
Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.
Ngoài đặc tính giống lúa thì kết quả của bông to nhiều hạt còn được quyết định bởi quá trình canh tác mà đặc biệt là kỹ thuật canh tác và kích hoạt ngay khi lúa hình thành đòng sẽ giúp có được đòng to, bông dài và quan trọng nhất là gia tăng số hạt trên bông. Do đó việc bón phân đón đòng đúng thời điểm và đúng loại phân và bảo vệ lá đòng ở giai đoạn này là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để có đòng lúa to, bông lúa nặng để cuối vụ đạt năng suất cao luôn là mong muốn của nhiều nhà nông.
Để có được đòng to, bông nhiều hạt thì việc xác định thời điểm bón phân đón đòng rất quan trọng nó quyết định số hạt trên bông. bà con cần phải bón phân đón đòng đúng lúc và đủ lượng. Thời điểm bón nuôi đòng ảnh hưởng đáng kể đến dịch hại giai đoạn cuối vụ và năng suất: nếu bón sớm phân đạm rất dễ thất thoát, nhiều sâu bệnh; bón trể thì lúa thiếu dinh dưỡng cần thiết để tạo nên gié và hạt.
Thông thường thì bà con dựa vào thời gian tính từ khi sạ đến khoảng 40 -45 ngày để bón đón đòng, bón phân đón đòng dựa vào thời gian không chính xác vì thời điểm tượng đòng thay đổi theo giống và điều kiện canh tác và thời tiết, nếu bón sớm cây lúa nhảy chồi, chồi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với bông, nếu bón trễ khi hạt trên bông đã hình thành thì cũng không tăng số hạt. Mục đích của việc bón phân đón đòng đúng lượng là để có lá đòng to, dày.
Kinh nghiệm đúc kết của Ông Mai Quốc Thống, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú xác định thời điểm bón phân đón dồng: “Theo kinh nghiệm của tôi rất khó để biết chính xác thời điểm bón phân đón đòng của từng giống lúa, cho nên cách dễ nhất là xé đòng ra xem thử nếu thấy có một lóng rưỡi, thì ở lóng thứ hai đã có nhú đòng đòng đất (có người gọi là tim đèn, hoặc là ngòi viết) màu trắng, khoảng 1mm thì đó là thời điểm thích hợp để bón phân đón đòng”.
Ngay thời điểm tượng đòng Giai đoạn này cây lúa cũng rất mẫn cảm với nhiều loại bệnh hại như bệnh đạo ôn, đốm vằn, vàng lá chín sớm và các loại sâu hại như là sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, nhện gié đã tích lũy từ các lứa trước và tiếp tục gây hại.
Để gia tăng số hạt cần cung cấp dưỡng chất lớn cho cây lúa sung mãn, tuy nhiên giai đoạn này cây lúa dễ bị sâu bệnh tấn công. Kết hợp với điều kiện thời tiết không thuận lợi trong vụ hè thu nên sau khi bón phân nuôi đòng xong phải chú ý và phòng trị kịp thời côn trùng phá hại bộ lá đòng như sâu cuốn lá, nhện gié… để lá được nguyên vẹn.
Không để cho bệnh đạo ôn, đốm vằn, cháy bìa lá, sọc trong do vi khuẩn hại lá bằng cách thăm ruộng thường xuyên, phòng trị kịp thời khi bệnh mới xuất hiện để bảo vệ màu xanh của lá. Nên chọn những loại thuốc có khả năng duy trì màu xanh của bộ lá đòng đến khi lúa chín.
Như: Camilo: phòng trị đốm vằn, sữa nuôi đòng nuôi lá đòng mập xanh bền, Do vậy nếu bón trễ đòng lúa sẽ nhỏ về sau bông sẽ ít hạt, Tuy nhiên nếu bón sớm lúc cây lúa chưa đến lúc cần dưỡng chất tạo đòng thì ruộng thừa phân dẫn đến tình trạng đổ ngã và phát sinh dịch hại.
Đòng lúa to, bông lúa nhiều hạt chắc để cuối vụ đạt năng suất cao luôn là mong muốn của nhiều nhà nông. Đó là cả một quá trình chăm sóc đồng bộ từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch. Những kinh nghiệm này hy vọng đã giúp bà con trong việc làm thế nào để giữ vững màu xanh bộ lá đòng giúp gia tăng năng suất sau này.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng những cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh được Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vạch ra kế hoạch mới đây với nội dung rất hấp dẫn, bởi giải quyết đúng vấn đề nông dân đang quan tâm. Đó là tiêu thụ nông sản ổn định thông qua hợp đồng... tuy nhiên, điều khó nhất là tìm được nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 9 năm 2014, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu là 11.124 ha giảm 1.624 ha so tháng trước. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (48,20%) so tổng diện tích thanh long của tỉnh.
Ông Trình Anh Tuấn, người trực tiếp chăm sóc cá Song Vua trên bè nuôi tại làng bè Long Sơn cho biết: “Từ nhiều năm trước, một số hộ nuôi trên làng bè đã mạnh dạn mua giống cá này về nuôi thả trên bè, mặc dù giá giống rất cao từ 35.000 đến 50.000đ/con tùy kích cỡ.
Thị trường Hàn Quốc rất chuộng các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên để thâm nhập thị trường khó tính này các doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Trong đó, cá tra XK hiện vẫn duy trì vị trí thứ 2 sau tôm, chiếm 22% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. EU đang là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất, chiếm 20,4% tổng kim ngạch XK mặt hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, XK cá tra sang EU trong 9 tháng đầu năm đạt giá trị 261,02 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2013.