Bón Phân Cân Đối Và Hợp Lý Cho Chuối
Cây chuối là loại cây ăn quả được trồng lâu đời ở Việt Nam, song lại ít được chú ý đến bón phân nhất, chính vì thế năng suất chuối thường không cao, hiệu quả thấp. Tuy nhiên nếu muốn phát triển nghề trồng chuối với quy mô công nghiệp và xuất khẩu thì việc bón phân cho chuối cần phải quan tâm.
Trung bình với năng suất 32 tấn/ha, cây chuối lấy đi 80kg N, 49kg P2O5 và 1145kg K2O. Như vậy có thể thấy ngay rằng chuối là một trong số ít cây trồng có nhu cầu kali lớn nhất. Tuy nhiên, rễ, thân, lá và đặc biệt cuống buồng, vỏ quả chuối giữ một lượng dinh dưỡng rất lớn, nên trong điều kiện có thể nên trả lại tối đa các bộ phận này cho đất (rễ chứa 5-10%; thân: 10-12%... so với tổng lượng hút).
Cân đối đạm-kali cho chuối có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên tỷ lệ canxi và magiê cũng rất quan trọng vì chúng chi phối hiệu lực của kali. Một số thí nghiệm cho thấy bón cân đối NPK cho chuối làm tăng năng suất 26-27 tạ/ha hay 9-28% với hiệu suất 13,2-27,5kg chuối/kg K2O tùy theo liều lượng kali sử dụng. Tuy nhiên, lượng phân bón phù hợp nhất là 200kg N + 200kg K2O. Phân lân có thể bón 60-90kg P2O5 tùy theo loại đất. Bón vôi cũng là biện pháp có hiệu quả nếu đất chua.Hiện tại, để đảm bảo chuối có phẩm chất tốt hơn, người ta còn phun kẽm và bo với lượng 5-10kg/ha (1-3 lần phun/vụ). Tuy nhiên, phun vi lượng cho chuối là biện pháp còn ít được áp dụng.
Ngoài tăng năng suất, bón phân cân đối cho chuối còn làm tăng đáng kể chất lượng chuối, làm tăng hàm lượng đường 0,5-1%, giảm nồng độ axit 0,1%, bảo quản chuối tốt hơn, hình dáng quả cũng như màu sắc đẹp hơn.
Thời kỳ bón cho chuối cũng rất quan trọng vì lượng phân bón lớn rất dễ bị mất do rửa trôi, bốc hơi... Thông thường, người ta phải chia ra bón với khoảng cách 2-3 tháng 1 lần, trong đó phân đạm cần bón sớm hơn, phân kali bón muộn và tập trung hầu hết vào thời kỳ trước và sau khi trỗ hoa để đảm bảo chuối đạt năng suất và chất lượng cao.
Phân hữu cơ là một loại phân rất tốt đồng thời góp phần cân đối dinh dưỡng cho chuối, nhất là tiết kiệm kali đáng kể. Tuy vậy, phân hữu cơ, dù với liều lượng thế nào cũng không thể thay thế được phân vô cơ.
Có thể bạn quan tâm
Chuối là loại trái cây thông dụng ở Việt Nam, từ quả chuối, hoa chuối, thân chuối. Có thể chế biến ra nhiều món ăn như chuối khô, chuối sấy, mứt chuối, rượu chuối, nước cốt chuối, bột chuối...
Tiêu hồng thuộc nhóm chuối tiêu vừa, thân giả cao 2,1- 2,5m, sinh trưởng khỏe, lá xanh sáng, bản lá rộng, số lá hoạt động khi trỗ buồng thường đạt từ 10- 12 lá. Buồng hình trụ, bình quân có 10- 12 nải, nặng khoảng 45 kg/buồng. Là giống cho năng suất cao, trung bình đạt 40-45 tấn/ha
Tiêu hồng thuộc nhóm chuối tiêu vừa, thân giả cao 2,1- 2,5m, sinh trưởng khỏe, lá xanh sáng, bản lá rộng, số lá hoạt động khi trỗ buồng thường đạt từ 10- 12 lá. Buồng hình trụ, bình quân có 10- 12 nải, nặng khoảng 45 kg/buồng. là giống cho năng suất cao, trung bình đạt 40- 45 tấn/ha
Bùn ao là một sản phẩm tổng hợp của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lá cây, cỏ rác, trong xác hoặc phân của động vật thủy sinh... do vậy thành phần dinh dưỡng của bùn ao khá phong phú và được coi như một loại phân hữu cơ có giá trị, vì thế bón bùn ao cho cây chuối hoặc những cây ăn trái khác là rất tốt.
Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát nên thường được tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn