Bón Phân Cân Đối Và Hợp Lý Cho Chuối
Cây chuối là loại cây ăn quả được trồng lâu đời ở Việt Nam, song lại ít được chú ý đến bón phân nhất, chính vì thế năng suất chuối thường không cao, hiệu quả thấp. Tuy nhiên nếu muốn phát triển nghề trồng chuối với quy mô công nghiệp và xuất khẩu thì việc bón phân cho chuối cần phải quan tâm.
Trung bình với năng suất 32 tấn/ha, cây chuối lấy đi 80kg N, 49kg P2O5 và 1145kg K2O. Như vậy có thể thấy ngay rằng chuối là một trong số ít cây trồng có nhu cầu kali lớn nhất. Tuy nhiên, rễ, thân, lá và đặc biệt cuống buồng, vỏ quả chuối giữ một lượng dinh dưỡng rất lớn, nên trong điều kiện có thể nên trả lại tối đa các bộ phận này cho đất (rễ chứa 5-10%; thân: 10-12%... so với tổng lượng hút).
Cân đối đạm-kali cho chuối có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên tỷ lệ canxi và magiê cũng rất quan trọng vì chúng chi phối hiệu lực của kali. Một số thí nghiệm cho thấy bón cân đối NPK cho chuối làm tăng năng suất 26-27 tạ/ha hay 9-28% với hiệu suất 13,2-27,5kg chuối/kg K2O tùy theo liều lượng kali sử dụng. Tuy nhiên, lượng phân bón phù hợp nhất là 200kg N + 200kg K2O. Phân lân có thể bón 60-90kg P2O5 tùy theo loại đất. Bón vôi cũng là biện pháp có hiệu quả nếu đất chua.Hiện tại, để đảm bảo chuối có phẩm chất tốt hơn, người ta còn phun kẽm và bo với lượng 5-10kg/ha (1-3 lần phun/vụ). Tuy nhiên, phun vi lượng cho chuối là biện pháp còn ít được áp dụng.
Ngoài tăng năng suất, bón phân cân đối cho chuối còn làm tăng đáng kể chất lượng chuối, làm tăng hàm lượng đường 0,5-1%, giảm nồng độ axit 0,1%, bảo quản chuối tốt hơn, hình dáng quả cũng như màu sắc đẹp hơn.
Thời kỳ bón cho chuối cũng rất quan trọng vì lượng phân bón lớn rất dễ bị mất do rửa trôi, bốc hơi... Thông thường, người ta phải chia ra bón với khoảng cách 2-3 tháng 1 lần, trong đó phân đạm cần bón sớm hơn, phân kali bón muộn và tập trung hầu hết vào thời kỳ trước và sau khi trỗ hoa để đảm bảo chuối đạt năng suất và chất lượng cao.
Phân hữu cơ là một loại phân rất tốt đồng thời góp phần cân đối dinh dưỡng cho chuối, nhất là tiết kiệm kali đáng kể. Tuy vậy, phân hữu cơ, dù với liều lượng thế nào cũng không thể thay thế được phân vô cơ.
Related news
Đưa chúng tôi đi tham quan vườn chuối ngút ngàn màu xanh với những buồng trĩu nặng, anh Diệu vui vẻ chia sẻ, nhờ Hợp tác xã, cán bộ khuyến nông tư vấn và hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật, anh mạnh dạn đầu tư vốn để trồng chuối tiêu hồng. Vừa làm ,vừa rút kinh nghiệm đến nay anh đã nắm chắc kỹ thuật và xử lý được các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng với điều kiện thời tiết bất thường.
Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát nên thường được tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn. Tuy nhiên, cây chuối có nhu cầu dinh dưỡng cao nên sẽ làm đất nhanh bị bạc màu, cây nhanh bị tàn nếu không có chế độ phân bón đầy đủ và hợp lý
Năng suất chuối ở nước ta thấp, thiếu ổn định, phẩm chất quả không cao, vì chuối chưa được chú ý bón phân đầy đủ. Để cây chuối phát triển tốt và người trồng chuối có thể thu được hiệu quả kinh tế cao cần chú ý đầy đủ đến việc bón phân cho chuối.
Nguyên nhân gây bệnh: do loại côn trùng chích hút gây ra. Loại côn trùng này bám vào mặt lá, chích hút nhựa cây, làm lá cây bị rũ xuống. Sau khi loại côn trùng này xuất hiện và gây hại một thời gian, khoảng 5-7 ngày thì xuất hiện nấm phấn đen, lúc đầu chòm nhỏ, sau lan rộng cả bề mặt của lá cây.
Chuối làm chín theo phương pháp này có vỏ màu vàng đẹp, chất lượng ngon, không bị rụng cuống và có thời gian bảo quản lâu hơn so với chuối bằng phương pháp thông thường (rấm chín bằng đất đèn truyền thống).