Trang chủ / Cây ăn trái / Chuối

Bón Phân Cho Cây Chuối

Bón Phân Cho Cây Chuối
Ngày đăng: 04/12/2013

Chuối là loài cây ăn quả được trồng nhiều ở nước ta nhưng năng suất chuối ở nước ta thấp, thiếu ổn định, phẩm chất quả không cao, vì chuối chưa được chú ý bón phân đầy đủ. Để cây chuối phát triển thành cây cung cấp nguồn hàng xuất khẩu và người trồng chuối có thể thu được hiệu quả kinh tế cao cần chú ý đầy đủ đến việc bón phân cho chuối.

Với năng suất là 32 tấn quả/ha, cây chuối lấy đi từ đất 80kg N, 49kg P2O5, 1145kgK2O. Chuối đòi hỏi lượng kali rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn các chất dinh dưỡng được giữ ở trong rễ, củ, thân, lá và đặc biệt ở cuống buồng, vỏ quả. Vì vậy, sau khi thu hoạch, cần trả lại các bộ phận trên đây cho đất. Phân tích các thành phần trong các bộ phận cho thấy: Rễ và củ chuối chứa 5-10%, thân chứa 10-12% các chất dinh dưỡng chuối hút từ đất.

Cân đối đạm kali cho chuối có tầm quan trọng lớn, 2 yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thành năng suất của chuối. Tuy vậy, đối với chuối, tỷ lệ canxi và magiê cũng rất có ý nghĩa, bởi vì 2 yếu tố này góp phần phát huy hiệu lực của kali.

Một số thí nghiệm thu được kết quả bón cân đối NPK cho chuối làm tăng năng suất 26-27 tạ quả/ha tương ứng với 9-28% năng suất. Hiệu suất của 1kg K2O là 13,2-27,5kg quả chuối, tuỳ thuộc vào lượng kali được sử dụng.

Lượng phân bón phù hợp đối với chuối là: 200kgN + 200kg K2O cho 1ha. Phân lân có thể bón 60-90kg P2O5/ha tuỳ theo loại đất. Nếu đất chua, bón thêm vôi mang lại hiệu quả lớn.

Để đảm bảo quả chuối có phẩm chất tốt, người ta phun kẽm  và bón cho cây với lượng 5-10kg/ha, phun 1-3 lần trong 1 vụ.

Bón phân cân đối cho chuối ngoài việc làm tăng năng suất, còn làm tăng đáng kể chất lượng quả chuối: hàm lượng đường tăng 0,5-1%, nồng độ axit giảm 0,1%, chuối bảo quả được tốt hơn, hình dáng màu sắc của quả đẹp hơn.

Không nên bón phân tập trung cho chuối vì lượng phân có thể bị mất do rửa trôi, bốc hơi…Thông thường người ta chia lượng phân ra bón làm nhiều lần với khoảng cách 2-3 tháng 1 lần. Phân đạm cần được bón sớm hơn kali. Phân kali bón muộn và tập trung vào thời ký trước và sau khi trổ hoa.

Phân hữu cơ là loại phân có tác dụng tốt đối với chuối vì góp phần cung cấp chất dinh dưỡng đồng thời góp phần cân đối dinh dưỡng, nhất là góp phần phát huy hiệu lực của kali giúp cho nông dân tiết kiệm được nhiều phân kali.

Ở các tỉnh phía Nam, quy trình bón phân cho chuối được khuyến cáo như sau:

- Bón lót: Chuối được trồng vào hố, khi đào hố để trồng, cần bón cho 1 hố: phân chuồng: 10-15kg; Ure: 60g; SA: 145g; supe lân: 200g; KCL: 200g.

- Bón thúc: ở vùng đồng bằng Cửu Long, bón NPK với tỷ lệ 2:1:2. Vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên bón với tỷ lệ 2:1:3.

- Lượng phân bón cho 1 khóm chuối trong 1 năm: N: 80-100g/cây (ure: 200-300g hoặc SA: 400-600g) + P2O5: 45-75g/cây (supe lân 300-500g/cây hoặc DAP 100-160g/cây) + K2O: 80-120g/cây (KCL 140-200g/cây).

Cách bón:  cuốc thành rãnh theo vòng tròn, cách gốc chuối 40-60cm, sâu 10-20cm. Bón phân xong lấp đất lại.

Chia lượng phân thành 2 phần để bón: vào đầu và cuối mùa mưa.

Khi cây còn nhỏ bón nhiều N hơn K (2N: 1K2O)

Khi cây trổ buồng bón K nhiều hơn N (1N: 2K2O).

Có thể đợt 1 bón ure, đợt 2 bón SA vì chuối cần S để tạo quả, trong SA có nhiều S.


Có thể bạn quan tâm

Chuối Nam Mỹ Trên Đất Củ Chi Chuối Nam Mỹ Trên Đất Củ Chi

Thử làm phép tính so sánh, một quày chuối Việt Nam hiếm khi nặng quá 30kg, trong khi chuối Nam Mỹ có mức tối thiểu là 35kg, tối đa được 50kg/quày, khi ăn có mùi thơm và dẻo hơn so với chuối Việt - đây cũng là lý do được thị trường thế giới ưa chuộng

05/02/2012
Bón Phân Cho Chuối Bón Phân Cho Chuối

Chuối là loài cây ăn quả được trồng nhiều ở nước ta nhưng năng suất chuối ở nước ta thấp, thiếu ổn định, phẩm chất quả không cao, vì chuối chưa được chú ý bón phân đầy đủ. Để cây chuối phát triển thành cây cung cấp nguồn hàng xuất khẩu và người trồng chuối có thể thu được hiệu quả kinh tế cao cần chú ý đầy đủ đến việc bón phân cho chuối.

27/12/2011
Kỹ Thuật Gieo Trồng Cây Chuối Nam Mỹ Kỹ Thuật Gieo Trồng Cây Chuối Nam Mỹ

Chuối Nam Mỹ tán lá rộng, lượng hơi nước bài tiết nhiều. Đa số rễ phân bố dưới lớp đất có phân, cần đầy đủ lượng nước, nhưng lại rất nhạy cảm với sự ngập úng. Vì thế, bắt buộc phải có hệ thống tưới tiêu một cách khoa học

10/02/2012
Phòng Trừ Bệnh Panama Cho Chuối Phòng Trừ Bệnh Panama Cho Chuối

Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây.

27/12/2011
Nguy Cơ Lây Truyền Bệnh Qua Chuối Nguy Cơ Lây Truyền Bệnh Qua Chuối

Theo các chuyên gia nông nghiệp của Mỹ, trên thế giới hiện nay có tới trên 500 giống chuối khác nhau, trong đó khu vực Mỹ Latinh và châu Á được coi là những vựa chuối lớn nhất. Nhiều loại chuối cổ truyền gieo trồng bằng phương pháp hữu cơ, có quả nhỏ, hương vị thơm ngon được khách hàng ưa chuộng. Mỹ và châu Âu tiêu thụ chuối cao nhất thế giới hiện nay, trong đó giống chuối Cavendish được khách hàng tại hai khu vực này rất ưa chuộng và cũng là loại cây trồng được canh tác nhiều tại khu vực Mỹ latinh. Riêng Mỹ mỗi năm nhập khẩu trên 1 tỷ USD chuối Cavendish.

27/12/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.