Phát triển nuôi cá biển có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu
Nuôi những loài cá biển có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá ngừ đại dương là ưu tiên phát triển lâu dài.
Trên thực tế, việc đầu tư nuôi cá biển này đã được một số đơn vị triển khai trong vài năm trở lại đây và thu về kết quả khả quan khi sản phẩm làm ra có thể xuất khẩu thẳng sang Mỹ và thu lợi nhuận lớn.
Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 6.10, Đại diện Tổng cục Thủy sản cho hay, Bộ NN&PTNT đang triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.
Bộ chú trọng đến việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và gắn với nhu cầu thị trường, đồng thời đảm bảo các mục tiêu phúc lợi cho ngư dân và người tiêu dùng.
Bộ hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ, phát triển thị trường, công trình hạ tầng phục vụ sản xuất thủy sản như cảng cá, bến cá, hệ thống thủy lợi vùng nuôi thủy sản tập trung, cung cấp thông tin dịch vụ hỗ trợ kiểm soát và chứng nhận chất lượng sản phẩm thủy sản.
Ngoài ra, Bộ cũng quan tâm và xác định về lâu dài cần nghiên cứu mở rộng thị trường, phát triển nuôi những loài cá biển có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá ngừ đại dương, cá Song/mú để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu là một hướng đi đúng đắn và sẽ kéo theo việc phát triển nghề nuôi cá biển tại Việt Nam.
Bộ NN & PTNT định hướng phát triển mạnh những loài có giá trị kinh tế cao để phát triển nuôi ở biển xa, ven hải đảo;
Thúc đẩy hợp tác công tư giữa nhà nước và tư nhân với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi tiên tiến và bao tiêu sản phẩm;
Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.
ộ Thủy sản Thái Lan đã tiến hành khảo sát nhằm đặt ra tiêu chuẩn đối với khuẩn Vibrio tấn công ấu trùng tôm ở mức ít hơn 1000 CFU/g( đơn vị hình thành đàn/gram) khi nuôi trong tảo trước khi thả giống
Trong cuộc chiến với bệnh EMS, bài báo này được viết bởi Karunanithi Muthusamy đã xuất hiện trong mục điểm tin tháng 11-12 năm 2013 của tạp chí Nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương.
Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ
Năm 2013, có thể nói con tôm thẻ chân trắng đã chiếm lĩnh vị thế hơn con tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế. Đây là tín hiệu vui trong mục tiêu đa dạng hoá đối tượng con nuôi thủy sản ở Trà Vinh.