Bồi dưỡng tay nghề dẫn tinh viên

Nhờ triển khai tốt công tác thụ tinh nhân tạo, Quảng Ngãi nâng tỷ lệ đàn bò lai đạt 56% tổng đàn
Tất cả học viên đã qua đào tạo sơ cấp, trung cấp thú y đang công tác tại các địa phương trong tỉnh, có tâm huyết với nghề và coi trọng công tác phát triển chăn nuôi.
Khóa học diễn ra trong 7 ngày, các học viên được giảng viên giới thiệu công tác truyền tinh nhân tạo, công tác giống bò, sinh lý sinh sản, kỹ thuật truyền dẫn tinh nhân tạo, các bệnh thường gặp trên bò...
Ông Hồ Văn Giáp, Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi cho biết, kết quả thi kiểm tra lý thuyết và thực hành, 30 học viên đều đạt yêu cầu và được cấp chứng nhận.
Có thể bạn quan tâm

Gần 1 tháng qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn An Giang và các tỉnh lân cận đã ngưng mua cá nguyên liệu của nông dân, làm người nuôi điêu đứng. Đại diện một doanh nghiệp cho biết, do thị trường thế giới hạn chế nhập hàng; giá xuất khẩu chỉ tăng 30 cent, nhưng giá nguyên liệu lại tăng 2.500 đồng/kg, nên doanh nghiệp hạn chế sản xuất.

Nhưng do người dân chạy theo thị trường, không theo quy hoạch dẫn tới cung vượt cầu và hệ quả là điệp khúc trồng - chặt - trồng liên tục diễn ra, người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiện nhiều người dân đã quay lưng với cây cao su, loại cây một thời làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Nhiều nông dân ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đã mạnh dạn phá bỏ thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng xen canh rau màu mang lại hiệu quả cao.

Phần lớn diện tích lúa hè thu ở Huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đang ở giai đoạn từ 40-45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ.

Những lý do làm cho nông dân nghèo, giá nông sản thấp và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp yếu có thể kể: không có ai giúp nông dân đi bán hàng, không có nhiều công ty nông nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp và không có ai bày cho nông dân biết chuyện làm ăn…