Bồi dưỡng tay nghề dẫn tinh viên
Nhờ triển khai tốt công tác thụ tinh nhân tạo, Quảng Ngãi nâng tỷ lệ đàn bò lai đạt 56% tổng đàn
Tất cả học viên đã qua đào tạo sơ cấp, trung cấp thú y đang công tác tại các địa phương trong tỉnh, có tâm huyết với nghề và coi trọng công tác phát triển chăn nuôi.
Khóa học diễn ra trong 7 ngày, các học viên được giảng viên giới thiệu công tác truyền tinh nhân tạo, công tác giống bò, sinh lý sinh sản, kỹ thuật truyền dẫn tinh nhân tạo, các bệnh thường gặp trên bò...
Ông Hồ Văn Giáp, Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi cho biết, kết quả thi kiểm tra lý thuyết và thực hành, 30 học viên đều đạt yêu cầu và được cấp chứng nhận.
Related news
Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.
Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.
Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.
Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.