Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bộ Y tế nói gì về thông tin nhập 68 tấn chất cấm dùng trong chăn nuôi

Bộ Y tế nói gì về thông tin nhập 68 tấn chất cấm dùng trong chăn nuôi
Ngày đăng: 28/10/2015

Cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM lấy mẫu kiểm tra chất cấm tại một lò giết mổ.

Sau thông tin “chấn động” dư luận này,  để tìm hiểu thực hư, phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Tất Đạt  – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và được cho biết:

“Theo dữ liệu của Cục Quản lý dược, trong 9 tháng đầu năm 2015, các công ty có đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã nhập khẩu 3,5 tấn Salbutamol.

Trong các năm trước, các công ty dược nhập khẩu 2-4 tấn Salbutamol/năm.

Riêng Clenbuterol, thì trong 9 tháng qua không có công ty nhập khẩu thuốc, nguyên liệu nào nhập về làm thuốc.

Dư luận đang rất quan tâm đến việc hai hoạt chất Salbutamol và Clenbuterol được sử dụng trong y tế.

Cụ thể, những chất này dùng để điều trị bệnh gì?

- Hoạt chất Salbutamol được sử dụng nhiều tại các khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.

Bên cạnh đó, trong sản khoa, Salbutamol được sử dụng với chỉ định trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra ở tuần thứ 24-33 của thai kỳ, làm chậm thời gian sinh, có tác dụng đối với sự phát triển của phôi thai nhi.

Còn hoạt chất Clenbuterol có tác dụng tương tự Salbutamol.

Thuốc được sử dụng trong điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị hen và sử dụng ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian điều trị của bác sĩ.

Hiện nay trên thị trường thuốc Việt Nam có bao nhiêu loại thuốc có hoạt chất Salbutamol và Clenbuterol?

- Đối với thuốc dạng viên để uống chứa hoạt chất Salbutamol, hiện nay có 33 thuốc có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó có 2 số đăng ký thuốc nước ngoài và 31 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước.

Ngoài ra, còn có một số chế phẩm ở dạng khí dung định liều, dạng tiêm.  Riêng đối với hoạt chất Clenbuterol, hiện nay không có thuốc nào (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) có chứa hoạt chất trên được lưu hành tại Việt Nam.

Như ông nói, việc sử dụng các hoạt chất này phải có kê đơn của bác sĩ, nhưng liệu có xảy ra trường hợp các công ty dược nhập khẩu số lượng lớn làm thuốc rồi lại “tuồn” ra ngoài để dùng cho nuôi lợn như dư luận đang lo lắng không?

- Theo như dữ liệu của Cục Quản lý dược, thì số lượng chất Sabutamol nhập về là khá thấp, còn chất Clenbuterol thì không nhập.

Việc sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối và sử dụng thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc nói chung, thuốc và nguyên liệu chứa Salbutamol đối với ngành y tế là rất chặt chẽ với nhiều quy định kiểm soát.

Theo quy định, chỉ các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) được nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc của chính doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có kho thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được nhập khẩu các nguyên liệu này để bán cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc có số đăng ký còn hiệu lực. 

Hiện nay, đối với việc quản lý hóa chất, bên cạnh các quy định quản lý chuyên ngành còn có các bộ khác cũng được cấp phép nhập khẩu.

Vì thế, để kiểm soát chất cấm này không chỉ Bộ Y tế, mà các bộ, ngành khác đều phải quản lý nghiêm ngặt.

Xin cảm ơn ông!

 Thời gian gần đây, các đoàn thanh tra Bộ NNPTNT đã phát hiện nhiều mẫu thịt lợn có tồn dư chất Sabutamol và Clenbuterol – nhằm tạo nạc cho thịt lợn.

Đây là các chất cấm trong chăn nuôi vì tồn dư chất này trọng thịt thành phẩm rất lớn.

Người ăn phải thịt có chứa các chất này sẽ bị ngộ độc, chất độc có thể tích tụ trong gan gây ngộ độc gan, ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương và là tác nhân gây bệnh ung thư.

 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Sư Cơ Khí Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Thỏ Kỹ Sư Cơ Khí Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Thỏ

Đang làm vị trí trưởng phòng tại một công ty cơ khí, anh Chính lại quyết định bỏ công việc để về xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) mở trại nuôi thỏ. Đó là câu chuyện của anh Dương Văn Chính (SN 1980) từ kỹ sư cơ khí trở thành người nhân thành công giống thỏ lai thu lãi ròng mỗi năm khoảng 360 triệu đồng.

02/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Tập Trung Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Tập Trung

Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có 11 trang trại nuôi heo với gần 20.000 con. Hiện nay, Đồng Chèo là điểm sáng về chăn nuôi của xã.

02/10/2014
Vinamilk Tiếp Tục Nhập Bò Sữa Từ Úc Vinamilk Tiếp Tục Nhập Bò Sữa Từ Úc

Sau hai chuyến hành trình bay thẳng, ngày 23/9 và 30/9/2014, các chuyên cơ của Hãng hàng không Qantas Airways, Australia đã chở 400 con bò cao sản mang thai được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam qua cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

02/10/2014
Vai Trò Của Nhóm, Tổ Vai Trò Của Nhóm, Tổ

Tiếp nối Vinamilk, TH Milk, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng Nutifood cũng đầu tư trang trại nuôi quy mô công nghiệp bò sữa và chế biến sữa ở Gia Lai. Mới đây, Tập đoàn Đức Long Gia Lai liên kết với Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa công nghiệp cũng ở Gia Lai.

02/10/2014
Nghề Nuôi Ong Ở Núa Ngam Nghề Nuôi Ong Ở Núa Ngam

Những năm gần đây, phong trào nuôi ong lấy mật ở xã vùng cao Núa Ngam, huyện Ðiện Biên (Ðiện Biên) có bước phát triển mạnh mẽ góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời trực tiếp góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương.

02/10/2014