Bộ Y tế nói gì về thông tin nhập 68 tấn chất cấm dùng trong chăn nuôi
Cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM lấy mẫu kiểm tra chất cấm tại một lò giết mổ.
Sau thông tin “chấn động” dư luận này, để tìm hiểu thực hư, phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Tất Đạt – Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và được cho biết:
“Theo dữ liệu của Cục Quản lý dược, trong 9 tháng đầu năm 2015, các công ty có đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã nhập khẩu 3,5 tấn Salbutamol.
Trong các năm trước, các công ty dược nhập khẩu 2-4 tấn Salbutamol/năm.
Riêng Clenbuterol, thì trong 9 tháng qua không có công ty nhập khẩu thuốc, nguyên liệu nào nhập về làm thuốc.
Dư luận đang rất quan tâm đến việc hai hoạt chất Salbutamol và Clenbuterol được sử dụng trong y tế.
Cụ thể, những chất này dùng để điều trị bệnh gì?
- Hoạt chất Salbutamol được sử dụng nhiều tại các khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.
Bên cạnh đó, trong sản khoa, Salbutamol được sử dụng với chỉ định trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra ở tuần thứ 24-33 của thai kỳ, làm chậm thời gian sinh, có tác dụng đối với sự phát triển của phôi thai nhi.
Còn hoạt chất Clenbuterol có tác dụng tương tự Salbutamol.
Thuốc được sử dụng trong điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị hen và sử dụng ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian điều trị của bác sĩ.
Hiện nay trên thị trường thuốc Việt Nam có bao nhiêu loại thuốc có hoạt chất Salbutamol và Clenbuterol?
- Đối với thuốc dạng viên để uống chứa hoạt chất Salbutamol, hiện nay có 33 thuốc có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó có 2 số đăng ký thuốc nước ngoài và 31 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước.
Ngoài ra, còn có một số chế phẩm ở dạng khí dung định liều, dạng tiêm. Riêng đối với hoạt chất Clenbuterol, hiện nay không có thuốc nào (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) có chứa hoạt chất trên được lưu hành tại Việt Nam.
Như ông nói, việc sử dụng các hoạt chất này phải có kê đơn của bác sĩ, nhưng liệu có xảy ra trường hợp các công ty dược nhập khẩu số lượng lớn làm thuốc rồi lại “tuồn” ra ngoài để dùng cho nuôi lợn như dư luận đang lo lắng không?
- Theo như dữ liệu của Cục Quản lý dược, thì số lượng chất Sabutamol nhập về là khá thấp, còn chất Clenbuterol thì không nhập.
Việc sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối và sử dụng thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc nói chung, thuốc và nguyên liệu chứa Salbutamol đối với ngành y tế là rất chặt chẽ với nhiều quy định kiểm soát.
Theo quy định, chỉ các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) được nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc của chính doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và có kho thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được nhập khẩu các nguyên liệu này để bán cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc có số đăng ký còn hiệu lực.
Hiện nay, đối với việc quản lý hóa chất, bên cạnh các quy định quản lý chuyên ngành còn có các bộ khác cũng được cấp phép nhập khẩu.
Vì thế, để kiểm soát chất cấm này không chỉ Bộ Y tế, mà các bộ, ngành khác đều phải quản lý nghiêm ngặt.
Xin cảm ơn ông!
Thời gian gần đây, các đoàn thanh tra Bộ NNPTNT đã phát hiện nhiều mẫu thịt lợn có tồn dư chất Sabutamol và Clenbuterol – nhằm tạo nạc cho thịt lợn.
Đây là các chất cấm trong chăn nuôi vì tồn dư chất này trọng thịt thành phẩm rất lớn.
Người ăn phải thịt có chứa các chất này sẽ bị ngộ độc, chất độc có thể tích tụ trong gan gây ngộ độc gan, ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương và là tác nhân gây bệnh ung thư.
Related news
Trước tình hình dịch bệnh vàng lá gân xanh (Greening) đang ngày càng bùng phát và gây hại nặng cho cây cam sành ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh vừa ra quyết định công bố dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành.
Quýt Bắc Sơn lâu nay đã trở thành thương hiệu, đặc sản của huyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung. Đã có nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ cây quýt và điển hình trong số đó là hộ gia đình ông Đặng Văn Lương tại thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng.
Ngày 7.7.2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định (NĐ) số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn đóng tàu công suất lớn, vươn khơi bám biển khai thác thủy sản (KTTS). Hiện các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện.
Có lẽ chẳng ai nhớ cây quýt được trồng ở các xã khu vực phía đông của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) từ khi nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quýt đã trở thành cây trồng giúp nhiều hộ dân xã Rã Bản, Đông Viên, Phương Viên, Đại Sảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.