Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bò Sữa Không Mặc Áo Vá

Bò Sữa Không Mặc Áo Vá
Ngày đăng: 14/12/2013

Trong 10 năm qua, tổng đàn bò sữa của cả nước đã tăng gấp 4 lần, sản lượng sữa tăng gấp 5 lần. Nuôi bò sữa đang có sức hút với người nông dân với mức thu nhập cao, nhưng không dễ làm giàu nếu vẫn chăn nuôi theo lối cũ.

TS. Sử Thanh Long, giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, cho rằng bò sữa không phải là vật nuôi xóa đói giảm nghèo mà là để làm giàu, nên đòi hỏi phải có vốn lớn, đầu tư bài bản từ khẩu phần ăn đến lựa chọn giống chất lượng cao. Nói môm na là để giàu được từ bò sữa, đã đến lúc người chăn nuôi không thể cứ thực hiện các khâu quan trọng này theo kiểu vá víu, được chăng hay chớ!

Chất lượng thức ăn thấp

Khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng là yếu tố quyết định chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế của bò sữa.

Tại những doanh nghiệp nuôi bò sữa quy mô lớn, khẩu phần ăn tối ưu của bò sữa đã được ứng dụng các phần mềm để lập trình. điển hình như Công ty TH True Milk đã sử dụng phần mềm về thức ăn Rational để phối chế khẩu phần tối ưu cho bò bằng cách lập ma trận nguyên liệu thức ăn bao gồm giá, giá trị dinh dưỡng. Sau đó xác định nhu cầu dinh dưỡng của từng nhóm bò, phối chế thức ăn theo lứa tuổi, năng suất sữa. Cuối cùng mới là chọn giải pháp tối ưu về giá thành và nhập khẩu phần được chọn vào hệ thống của Trung tâm điều khiển thức ăn.

Quy trình chọn khẩu phần ăn của một đơn vị chuyên về chăn nuôi bò sữa cho thấy sự vất vả của nông dân nếu muốn có được lượng sữa cao về cả chất lượng, số lượng và giá trị kinh tế. Nhưng cách thức chăn nuôi bò sữa theo kiểu tận dụng phụ phẩm nông sản tại nhiều hộ dân đang khiến bò thiếu dinh dưỡng, không đủ chất.

Chưa nói đến những thức ăn cao cấp được tính toán đủ về dinh dưỡng, thức ăn dạng thô xanh cũng đang thiếu do đất dành cho trồng cỏ chăn nuôi bò sữa quá ít. Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam mới đáp ứng được 6,3% thức ăn xanh, còn lại 93,7% là tận dụng và nhập khẩu.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), đưa ra bài tính: 1 ha đất lúa chỉ cho thu hoạch mỗi năm 2 vụ được 10 tấn thóc trong khi 1 ha đất trồng các giống cỏ cao sản có thể cho năng suất 200 tấn cỏ, đủ nuôi 5 con bò sữa. Nếu tính mỗi con bò cho 6 tấn sữa/năm, thì 1 ha trồng cỏ sẽ cho 30 tấn sữa. Với giá thu mua sữa 12.000 đồng/kg thì cho doanh thu 360 triệu đồng/ha, cao gấp 3-4 lần trồng lúa. Nếu cứ chăn nuôi theo hình thức chăn thả trên những bãi cỏ tự nhiên như hiện nay thì lợi nhuận từ bò sữa sẽ không thể cao.

Đây là lý do Cục Chăn nuôi đang kiến nghị Bộ NNPTNT cho chuyển 200.000 ha đất lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò sữa.

Cần quy trình chọn giống

Về bò giống, nhiều năm qua, ở nước ta, hàng chục nghìn con bò Holstein Friesian (HF), loại bò giống cao sản từ Australia, Newzealand, Mỹ… đã được nhập khẩu.

Các dự án giống bò sữa đã hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn, giúp người dân nâng cao kỹ thuật chăn nuôi. Những đơn vị chăn nuôi bò sữa hàng đầu của Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chọn giống bò sữa. Cơ sở dữ liệu thu được nhờ 1 chip điện tử đeo ở chân bò. Chip sẽ ghi nhận thông tin về năng suất sữa, chất lượng sữa, kiểm soát viêm vú, chu kỳ động đực, xác định thời gian phối giống thích hợp…

Tuy nhiên, quy trình lựa chọn giống bài bản như vậy vẫn quá xa vời đối với nhiều hộ chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ.

TS. Sử Thanh Long chia sẻ: “Chăn nuôi bò sữa ở nước ta đang có hội chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, vì cho bò ăn không đủ chất, nên bò sinh sản kém, nhất là các lứa thứ 2 trở đi, dẫn đến bê con khi đẻ ra còi cọc, khiến chất lượng đàn giống ngày càng suy thoái”.

Thêm nữa, có thời kỳ nhiều địa phương chỉ nhập bò đực giống cao sản về, rồi cho đem phối giống với bò vàng địa phương và sử dụng con lai nuôi lấy sữa. Hệ quả là năng suất cho sữa bình quân của bò sữa nuôi ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình của thế giới. Để cải thiện được thực trạng này không có cách nào khác là phải chọn lọc, loại thải bò sữa cho năng suất thấp, sinh sản kém, chất lượng giống xấu.

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, sản xuất sữa tươi ở Việt Nam mới đáp ứng khoảng 28% nhu cầu thị trường. Tổng đàn bò sữa năm 2012 đạt 167.000 con, dự kiến tăng lên 400.000 con vào 2020, tổng sản lượng sữa tươi tăng lên gấp 3 lần, từ 381.000 tấn hiện nay lên đến 1 triệu tấn vào năm 2020. Điều đó có nghĩa là dư địa để phát triển chăn nuôi bò sữa còn rất lớn.

Và để có thể tạo nên một nền chăn nuôi công nghiệp cho vật nuôi chất lượng cao này đòi hỏi từ người chăn nuôi, doanh nghiệp đến những người làm chính sách phải có cái nhìn thấu đáo để quyết định đầu tư. Làm ăn lớn sẽ đòi hỏi tư duy lớn và quyết định lớn.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Quảng Ngãi Khó Ngư Dân Quảng Ngãi Khó "Kép"

Vì lẽ trên mà liên tiếp 3 phiên biển (từ tháng 3 đến tháng 5), lượng cá tàu ông Cả đánh bắt được giảm 1/3 so với mọi năm nên bị lỗ tổn. Thế nên chuyến biển vừa rồi, 2 con tàu có công suất 600 CV không còn sánh đôi trên cùng một vùng biển mà được ông Cả tách ra, chiếc đến Trường Sa, chiếc ra Hoàng Sa.

26/06/2014
Khánh Hòa Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Hạn Khánh Hòa Khảo Nghiệm Giống Lúa Chịu Hạn

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn (GLCH) theo đơn đặt hàng của Viện BVTV. Đây là tín hiệu vui cho các vùng sản xuất lúa bấp bênh, nhất là tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

26/06/2014
Giá Phân Bón Sẽ Không Tăng Trong Vài Tháng Tới Giá Phân Bón Sẽ Không Tăng Trong Vài Tháng Tới

Bộ Công Thương cho biết, 5 tháng đầu năm 2014, sản lượng phân đạm urê ước đạt 938,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2013; phân NPK khoảng 970,9 nghìn tấn, giảm 1,3% so cùng kỳ; phân lân (Tập đoàn Hoá chất Việt Nam) đạt 677,4 nghìn tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ; phân bón DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) đạt 99,9 nghìn tấn, giảm 6,2%.

04/06/2014
Lục Ngạn Hỗ Trợ Tiêu Thụ Vải Thiều Lục Ngạn Hỗ Trợ Tiêu Thụ Vải Thiều

Nhằm giúp bà con tiêu thụ vải thiều thuận lợi, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thành lập đoàn công tác khảo sát các thị trường truyền thống tại một số tỉnh, thành phố và cửa khẩu quốc tế như: Hà Khẩu (Lào Cai), Tân Thanh (Lạng Sơn), Hà Nội, một số thành phố lớn khác.

04/06/2014
Mô Hình Trồng Thâm Canh Cây Rau Má Ở Quảng Ninh Hướng Phát Triển Bền Vững Cần Nhân Rộng Mô Hình Trồng Thâm Canh Cây Rau Má Ở Quảng Ninh Hướng Phát Triển Bền Vững Cần Nhân Rộng

Mặc dù trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã có những bước đột phá tích cực, năng suất cây trồng được nâng cao, qua đó cải thiện từng bước cuộc sống của người nông dân, nhưng cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực, sản phẩm mang tính hàng hóa còn chưa nhiều.

26/06/2014