Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Hoang Trạm Giống 17 Tỷ Đồng

Bỏ Hoang Trạm Giống 17 Tỷ Đồng
Publish date: Thursday. June 21st, 2012

Năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đầu tư 17 tỷ đồng để xây dựng Trạm giống nông nghiệp tại xã Đác La huyện Đác Hà với mục đích cung cấp một phần giống lúa và giống cá cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho người dân trong tỉnh.

Từ cuối năm 2011, công trình được xây dựng xong, đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng gần một năm nay công trình vẫn trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Theo thiết kế, Trạm giống nông nghiệp này có tổng diện tích là 20,7 ha, trong đó có 8,9 ha, được xây dựng thành 45 ao hồ dành để nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá giống nước ngọt, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng một triệu con cá giống các loại. Diện tích còn lại dùng làm ruộng thực nghiệm lúa giống.

Theo anh Nguyễn Văn Sâm phụ trách Trạm cho biết: Hiện tại chỉ có bảy ao nhỏ đang hoạt động nuôi cá thương phẩm với tổng diện tích khoảng gần 5.000 mét vuông/gần 9 ha khu vực khoanh nuôi ao hồ.

Nguyên nhân Trạm giống nông nghiệp này chưa đưa vào sử dụng được là do thiếu nước. Là trạm nuôi cá giống nhưng hệ thống cấp nước không được thiết kế riêng mà dùng chung kênh mương cấp nước với sản xuất nông nghiệp nên không thể sử dụng để nuôi cá. Bên cạnh đó đập thủy lợi Cà Sâm do lòng hồ bị bồi lắng nên không đủ cấp nước cho nuôi trồng khi trạm giống đưa vào sử dụng.

Chưa biết khi nào thì Trạm giống nông nghiệp Đác La này sẽ được đua vào sử dụng. Trong khi người dân xã Đác La vẫn còn thiếu đất sản xuất mà vẫn phải nhường lại những “Bờ xôi ruộng mật” để xây dựng Trạm giống, nhiều người dân qua đây đều xót xa cho rằng: Thật hoang phí của tiền nhà nước.

Được biết kinh phí xây dựng công trình trên do chương trình giống Quốc gia cung cấp.

Related news

Nuôi gà kỹ thuật cao cho thu nhập ổn định Nuôi gà kỹ thuật cao cho thu nhập ổn định

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

Tuesday. May 19th, 2015
Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, họ đang gặp phải nhiều vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp phép kiểm dịch và nhập khẩu.

Tuesday. May 19th, 2015
Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà Kế Sách (Sóc Trăng) làm giàu nhờ hợp tác nuôi gà

Bà con nông dân ấp Nam Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vốn gắn bó với nghề chăn nuôi từ lâu. Bên cạnh việc trồng lúa, hầu hết nông hộ đều có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm 2010 trở về trước, nuôi heo nái và heo thịt quy mô gia trại là thế mạnh ở đây.

Tuesday. May 19th, 2015
Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định) Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định)

Là xã thuần nông, những năm qua xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, toàn xã có 1.699 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vật nuôi cho giá trị thu nhập cao nhất phải kể đến con trâu.

Tuesday. May 19th, 2015
Bò ngoại trên đất khó Bò ngoại trên đất khó

Nằm trong vùng sinh thái có khí hậu đặc thù của Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 1.800 mm, với diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, đa dạng rất thích hợp với phát triển chăn nuôi đại gia súc, việc đưa bò ngoại vào chăn nuôi thử nghiệm tại huyện M’Drak thành công đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Dak Lak.

Tuesday. May 19th, 2015