Pyan-Plus 5.8EC: Trừ Cỏ Cho Lúa Xuân Và Hè Thu

Cỏ dại có bộ rễ phát triển rất mạnh lại nằm ở tầng đất mặt, nên dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển chèn ép các cây lúa xung quanh, làm cho lúa sinh trưởng cằn cỗi, kém phát triển.
Cỏ trong ruộng lúa có nhiều loại và được chia thành 3 nhóm: nhóm hoà bản điển hình là cỏ lồng vực, đuôi phụng; nhóm năn lác điển hình là cỏ cháo, cỏ chác và nhóm lá rộng điển hình là cỏ bợ, cỏ mác, rau mương …
Để trừ cỏ, có nhiều biện pháp, nhưng việc dùng thuốc hóa học vẫn là phương pháp tối ưu vì khả năng diệt cỏ của thuốc triệt để, giảm công lao động và tranh thủ được thời gian để bón phân chăm sóc cho lúa.
So với vụ Đông Xuân thì cỏ dại trong vụ Xuân Hè hoặc Hè Thu thường xuất hiện nhiều hơn do thời tiết ở đầu vụ thường bị khô hạn, nắng mưa xen kẽ, ruộng khó giữ nước, đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển mạnh của các loài cỏ đăc biệt là cỏ đuôi phụng. Do đó, trong vụ Xuân Hè hoặc Hè Thu, bà con nông dân thường sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm, nghĩa là chờ sau khi hạt cỏ đã mọc ra lá rồi mới phun thuốc.
Thông thường, đối với nhóm sản phẩm mà thành phần diệt cỏ trong thuốc chỉ có 1 hoạt chất, thì hiệu quả trừ cỏ của thuốc chỉ đạt ở 1 hay 2 nhóm cỏ, không thể diệt hoàn toàn cỏ dại có trong ruộng lúa. Do vậy muốn diệt trừ tất cả các loại cỏ có trong ruộng, bà con nông dân thường tự pha trộn 2 loại thuốc diệt cỏ khác nhau để phun hoặc phun lau lại, điều này gây tốn kém chi phí, đôi khi còn gây độc cho lúa do tỷ lệ phối hợp giữa hai loại thuốc không phù hợp.
Để bà con nông dân có thêm được những thông tin về sản phẩm có hiệu quả diệt trừ nhiều loại cỏ nhưng lại an toàn cho cây lúa, tôi xin giới thiệu một loại thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm mới sử dụng rất phù hợp với đồng đất vụ Xuân Hè và Hè Thu ở các tỉnh phía Nam, thuốc có tên là Pyan-Plus 5.8EC, đây là thuốc có tính chọn lọc, gồm hai hoạt chất Pyribenzoxim và Fenoxaprop -P-Ethyl do công ty LG Life Sciences- Hàn quốc nghiên cứu-sản xuất, thuớc trừ được cả 3 nhóm cỏ, đặc biệt là diệt trừ rất hữu hiệu cỏ đuôi phụng và lồng vực, an toàn cho cây lúa hơn nếu so với các loại thuốc trừ cỏ khác có chứa cùng hoạt chất Fenoxaprop-P-Ethyl.
Thuốc trừ cỏ Pyan-Plus 5.8 EC có tác động diệt cỏ ở giai đoạn cỏ có từ 2-3 lá, khi lúa sạ được 8-14 ngày. Ở thời điểm này, các hạt cỏ trong ruộng đã mọc hết, bị thuốc tiêu diệt nên không còn hạt cỏ mọc về sau.
Lượng thuốc sử dụng: 0,5 lít/ha, pha 12,5 ml/bình 8 lít, phun 4 bình cho 1000m2, hoặc pha 25ml/bình 16 lit, phun 2 bình cho 1000m2.
Sau khi phun 1-2 ngày, cho nước vào ruộng và giữ lại, không để nước ngập ngọn lúa, tốt nhất là điều chỉnh mực nước ruộng cao khoảng ½ chiều cao cây lúa trở lại, lưu ý ở thời điểm khi cho nước vào ruộng, rất thuận lợi cho việc bón phân thúc đợt đầu cho cây lúa.
Xin lưu ý với bà con, để thuốc đạt hiệu quả cao nhất, ruộng phun thuốc cần đủ ẩm, nếu ruộng có nước thì tháo nước để cỏ lộ ra. Như thế, lá cỏ sẽ được tiếp xúc nhiều với thuốc, béc phun phải sương mịn, phun đều, không phun ướt đẫm lâu ở một chỗ.
Trước khi phun thuốc, bà con cần đọc kỹ những hướng dẫn có ghi trên nhãn bao bì thuốc đế áp dụng cho đúng.
Có thể bạn quan tâm

Hầu hết các quốc gia đều đưa ra quy định nghiêm ngặt về mức độ nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn gia súc, đặc biệt là loại nấm mốc phát sinh độc tố aflatoxin. Độc tố này làm giảm khả năng tiết sữa, đẻ trứng và sức đề kháng ở gia súc, gia cầm. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học của Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) đã sản xuất thành công chế phẩm vi sinh có tác dụng phòng chống nấm sinh độc tố aflatoxin trên cây ngô, lạc và cà phê.

Cariza 5EC là một sản phẩm thuốc tiên tiến thế hệ mới, ngay vụ đầu tiên đã khẳng định tính ưu việt. Thuốc trừ cỏ Cariza 5EC với hoạt chất Quizalofop-P-Ethyl 5% là thuốc trừ cỏ nội hấp lưu dẫn, chọn lọc, hiệu lực trừ cỏ cao, không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng, tác động diệt cỏ ở giai đoạn hậu nảy mầm. Cariza 5EC đặc trị các loại cỏ lá hẹp hằng niên và đa niên trên ruộng đậu tương (đậu nành), đậu xanh, lạc (đậu phộng), sắn (khoai mì), bông vải…

Qua nhiều năm theo dõi diễn biến của bệnh, ông Hiển đã tìm ra sáng kiến ứng dụng vacxin AFTOPOR khống chế dịch LMLM.

Hỏi: Cà phê tôi trồng được 2 năm, cây có hiện tượng chậm phát triển, vàng lá từ từ và chết. Khi đào gốc lên thấy những rễ nhỏ bị sưng giống u bướu. Xin cho biết nguyên nhân và giải pháp phòng trừ hiệu quả.

Khi thiếu đạm: cành lá sinh trưởng kém, còi cọc, ít nhánh, ít chồi, lá non nhỏ, lá già có màu xanh nhạt đến vàng từ chóp lá và dễ bị rụng, rễ ít pháp triển. Khi thiếu đạm trầm trọng năng suất thấp thu hoạch và hàm lượng protein thấp. Vàng từ lá già lên.