Home / /

Bọ Dưa

Bọ Dưa
Publish date: Sunday. July 31st, 2011

Họ Ánh Kim (Chrysomelidae); Bộ Cánh Cứng (Coleoptera)

KÝ CHỦ

Đây là loài côn trùng đa ký chủ, gây hại rất nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu trên các cây thuộc họ Cucurbitacea, như dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ. Đôi khi Bọ Dưa cũng ăn trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - SINH HỌC

Thành trùng có chiều dài thân từ 6 - 8 mm, cánh màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động. Đời sống của thành trùng rất dài, khoảng 100 - 200 ngày. Một thành trùng cái đẻ khoảng 200 trứng.

Trứng rất nhỏ, dài khoảng 0,8 mm và rộng 0,3 mm, màu vàng xanh khi mới đẻ và màu vàng nâu khi sắp nở. Thời gian ủ trứng từ 8 - 15 ngày.

Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, sau thành màu vàng nâu, đầu màu nâu, điểm đặc biệt là có 1 đôi chân giả. Ấu trùng có 3 tuổi với thời gian phát triển từ 18 đến 35 ngày.

Nhộng màu nâu nhạt, thời gian nhộng từ 5 - 14 ngày. Nhộng được hình thành trong đất, bên ngoài bao phủ bằng một kén tơ rất dày. Nhộng phát triển trong thời gian từ 4 - 14 ngày.

Vòng đời bọ dưa từ 80 - 130 ngày.

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI

Thành trùng hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là khi có nắng lên. Thành trùng cái đẻ trứng thành từng nhóm từ 2 - 5 cái lúc sáng sớm hay chiều tối và đẻ trong đất, gần gốc cây hay trong rơm rạ.

Thành trùng cạp lớp biểu bì và phần mô diệp lục mặt trên lá thành một đường vòng, sau đó, phần bị cạp ăn sẽ đứt lìa khỏi lá. Thành trùng thường tấn công cây con khi có hai lá đơn dầu tiên, nếu mật số cao có thể ăn rụi hết lá lẫn đọt non. Cây trồng trong mùa nắng bị thiệt hại nhiều hơn trong mùa mưa.

Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc làm cây bị vàng héo, chậm phát triển hoặc chết đột ngột. Các vết ăn phá của ấu trùng trên rễ, gốc cây còn là nơi xâm nhập của vi khuẩn hay nấm làm dây dưa bị chết.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Sau khi thu hoạch, gom dây dưa lại để thu hút thành trùng tới xong dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt.

Bảo vệ cây con tích cực lúc ban đầu.

Khi thấy có thành trùng bay trong ruộng dưa mà mật số còn ít, sáng sớm hay chiều tối nên soi đèn bắt.

Sử dụng thuốc hóa học để trừ thành trùng. Sau đó từ 5 - 7 ngày áp dụng lại nếu mật số còn cao, nhất là khi cây còn nhỏ. Áp dụng thuốc hạt để rãi đầu vụ, hoặc thuốc nhóm gốc lân hoặc cúc tổng hợp phun giai đoạn cây còn non theo khuyến cáo.


Related news

Phân Bón Lá Yogen 2 Phân Bón Lá Yogen 2

YOGEN 2: Tăng đẻ nhánh, đâm chồi hữu hiệu. Giúp cây lúa phát triển nhanh, khỏe, đẻ nhiều nhánh hữu hiệu, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình trổ bông hiệu quả sau này

Wednesday. February 9th, 2011
Rầy Mềm Rầy Mềm

Rầy mềm nhân mật số rất nhanh nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc thì cũng tương đối dễ diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng để trị. Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị loài này tấn công với mật số cao thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái hay trái bị méo mó

Sunday. July 31st, 2011
Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh Biến Phế Thải Thành Phân Bón Vi Sinh

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Friday. March 11th, 2011
Pond Clear - Xử Lý Nước Và Môi Trường Pond Clear - Xử Lý Nước Và Môi Trường

Phân huỷ nhanh các chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm và rong tảo chết. Giải phóng và chuyển hoá các chất độc hại có trong nước ao nuôi như: NH3, H2S, NO2,…

Saturday. April 16th, 2011
Xông Hơi Sinh Học Thay Thế MBr Trong Nông Nghiệp Xông Hơi Sinh Học Thay Thế MBr Trong Nông Nghiệp

Ngày 14/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai cho biết các Chi cục và đơn vị thuộc Sở gồm Hội Làm vườn, Chi cục Bảo vệ thực vật... đã tổ chức hội thảo với Ban Quản lý dự án loại trừ Methyl bromide (MBr) trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp thay thế MBr trong sản xuất nông nghiệp.

Saturday. March 3rd, 2012