Bình Thuận Hiện Đại Hóa Tàu Cá, Nâng Cao Thu Nhập Cho Ngư Dân
Công ty tư vấn đóng tàu Việt Nhật, Tập đoàn Yanmar (Nhật Bản) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận tổ chức hội thảo “Hiện đại hóa tàu cá, nâng cao thu nhập ngư dân và phát triển thủy sản Việt Nam bền vững”.
Hội thảo hướng đến mục tiêu đưa ra những đề án về giải pháp phát triển ngư nghiệp dựa theo phương án đánh bắt cá của Việt Nam, đồng thời giới thiệu mẫu tàu Composite FRP tiên tiến và mô hình sản xuất kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Tham dự hội thảo có chủ thuyền và những nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.
Tàu Composite FRP được chính tập đoàn Yanmar của Nhật Bản sản xuất và đã có mặt tại Việt Nam có giá khoảng 7,8 tỷ đồng, có công suất 350Cv (dài 18m, rộng 4,5m). Đây là con tàu có thiết bị hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu và thích hợp với nghề câu khơi. Phía Công ty tư vấn đóng tàu Việt Nhật cũng cho biết, con tàu này rất phù hợp cho chính sách hỗ trợ ngư dân hiện nay theo Nghị định 48 và Nghị định 67.
Ông Vũ Hoàng Quang – Giám đốc Công ty đóng tàu Việt Nhật cũng cho biết, trong 10% vốn tự có để đầu tư đóng mới tàu này, phía công ty sẽ hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng, phần còn lại ngư dân có thể kết hợp bên bao tiêu sản phẩm cùng nhau thỏa thuận để đầu tư. Đồng thời công ty sẽ phối hợp phía ngân hàng để tiến hành thủ tục giúp ngư dân vay vốn, theo chủ trương hiện đại hóa tàu cá và phát triển thủy sản Việt Nam bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nam bộ bao gồm 21 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ, hiện có diện tích cây ăn trái 415.800 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 53,2% về diện tích và 57% về sản lượng trái cây trong nước. Gần đây, sản xuất trái cây ở Nam bộ có những bước tăng trưởng khá nhanh về cơ cấu và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Giá củ mì nguyên liệu tăng cao đột biến trong khoảng 5 tháng gần đây có nguyên nhân do thiếu hụt nguyên liệu nên nhiều nhà máy tranh nhau mua, đẩy giá thu mua lên cao.
Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa nhận định giá lương thực toàn cầu có thể tiếp tục giảm trong những tháng tới, sau khi đã xuống tới mức thấp nhất trong hơn 1 năm vào tháng 7 vừa qua, do nguồn cung dồi dào.
Theo đánh giá ban đầu của Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, hiện trung bình mỗi tỉnh người dân bỏ ruộng với diện tích từ 100ha trở lên.