Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.
Tuy nhiên, tại một số phường, xã ngư dân vẫn hành nghề bất chấp lệnh cấm. Bẫy vẫn tràn ngập tại các khu du lịch, các vùng bị cấm thả. Thậm chí nhiều nơi còn chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế.
Tại các phường Hàm Tiến, Mũi Né, Hưng Long và xã Tiến Thành, nhiều khu vực cấm vẫn được ngư dân đặt bẫy, làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, gây ô nhiễm môi trường nước tại các bãi tắm và ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, gây cản trở việc lưu thông của các tàu thuyền khi ra khơi.
Trước thực trạng trên, ngày 20 và 21/11, thành phố Phan Thiết phối hợp với Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết - Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tổ chức cưỡng chế tháo gỡ bẫy tại khu vực biển xã Tiến Thành. Chỉ trong 2 ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành tháo gỡ và thu giữ khoảng 4.000m dây bẫy. Tiếp đó, ngày 26/11, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra và tháo gỡ tại các khu vực cấm tại phường Hàm Tiến. Khi thấy lực lượng chức năng, hầu hết ngư dân ở đây đã xin được tự nguyện tháo gỡ.
Ngày 27/11, khi tiến hành tháo cưỡng chế tại phường Mũi Né, lực lượng chức năng đã gặp phải sự chống đối quyết liệt. Trong đó, một số đối tượng quá khích đã kích động, lôi kéo gần 50 người dùng thuyền thúng, ghe ra cản trở. Dù đã được lực lượng chức năng giải thích, tuyên truyền nhưng nhiều đối tượng vẫn đe dọa, cản trở.
Nhiều đối tượng quá khích của phường Mũi Né chống đối quyết liệt khi lực lượng chức năng tiến hành tháo bẫy
Được biết đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra tại phường Mũi Né.Năm 2013 trong khi tiến hành làm nhiệm vụ tại đây, lực lượng chức năng cũng bị nhiều đối tượng cản trở, thậm chí dùng gạch, đá ném cả những người làm nhiệm vụ. Theo một cán bộ phường cho biết, trước khi tháo gỡ, phường đã mời các hộ lên để tuyên truyền, vận động tuy nhiên họ vẫn giả như không nghe, không biết và cố tình chống đối.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/phap-luat/cam-bay-tom-hum-con-nhieu-doi-tuong-van-co-tinh-chong-doi.html
Related news

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.

Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn thực hiện nhiều mô hình, dự án, áp dụng khoa học kỹ thuật để đưa nông sản, trong đó có cây quýt thành sản phẩm hàng hóa.