Bình quân 3,38 triệu đồng chi phí kiểm dịch cho mỗi lô gà giống nhập khẩu

Cơ quan Thú y vùng VI đã thực hiện việc kiểm dịch và thu phí khoảng 2,3 triệu đồng/lô gà giống nhập khẩu (gồm các loại phí: Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm: Cúm gia cầm thể độc lực cao, Bạch lỵ gà, Ho thở mạn tính ở gà; kiểm tra lâm sàng; lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu; đi lại kiểm tra, giám sát….).
Đồng thời, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II đã tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y 31 nơi nuôi cách ly kiểm dịch cho các lô gà giống nhập khẩu và thu phí kiểm tra khoảng 1,6 triệu đồng/lần/nơi cách ly kiểm dịch (bao gồm chi phí cho việc kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y ở khu vực nuôi cách ly, đi lại…). Như vậy, tổng số phí tổn cho việc kiểm dịch và kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch 48 lô gà giống nhập khẩu là 162,6 triệu đồng (bình quân mỗi lô gà giống chỉ phải chi phí 3,38 triệu đồng).
Với các biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm đối với các lô gà giống bố mẹ nhập khẩu nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, đến nay dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát và khống chế trên cả nước.
Related news

Mô hình nuôi heo bằng hệ thống chuồng lạnh đang được một số người dân áp dụng với quy mô lớn.

Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa tổ chức công bố đề tài nghiên cứu phát triển sản xuất ca cao bền vững tại Việt Nam.

Nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt so cùng kỳ, người dân canh tác trên đất bán ngập bội thu nhưng nhiều người sống bằng nghề đánh bắt thủy sản lại thất thu.

Hệ thống tưới nhỏ giọt “3 trong 1” cho cây tiêu của ông Nguyễn Xuân Sang ở thị xã Phước Long (Bình Phước) tiết kiệm được 40% lượng phân bón, 80% nhân công, 30% nước và tăng từ 15 - 20% năng suất.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung – Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, cao gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.