Bình Phước Nhãn Được Mùa Nhưng Lại Rớt Giá
Người trồng nhãn ở Bình Phước đang bước vào chính vụ. Năm nay thời tiết thuận lợi nên nhãn được mùa lớn, nhưng điệp khúc được mùa mất giá khiến người trồng nhãn lao đao.
Vườn nhãn 3 ha của gia đình chị Cao Thị Thanh Thủy ở ấp 2, xã Tiến Hưng (TX. Đồng Xoài) hiện đang vào vụ thu hoạch đại trà. Chị Thủy cho biết, năm nay nhờ thời tiết thuận lợi và biết áp dụng khoa học - kỹ thuật nên 3 ha nhãn 13 năm tuổi cho năng suất cao. Dù mới thu hoạch một nửa nhưng đã được 25 tấn, nếu thu hết vườn sẽ đạt trên 50 tấn. Bình quân khoảng 16 tấn/ha, cao hơn rất nhiều so năm trước.
Anh Châu Thành Nguyên ở ấp 5, xã Tân Hưng (Đồng Phú) trồng 7 sào nhãn tiêu Huế trên 10 năm tuổi, bình quân cho thu hoạch từ 50 đến 60 kg/cây. So các năm trước, năm nay vườn nhãn của anh Nguyên năng suất tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 12 tấn. Giá nhãn bán tại vườn hiện 9.000 đồng/kg, trừ chí phí gia đình anh thu về từ 30 đến 35 triệu đồng.
So những năm trước, mùa nhãn năm nay “bội thu”, nhưng điệp khúc được mùa mất giá lại đè nặng lên vai người trồng nhãn. Chị Bùi Thị Mỹ Trang ở đội 3, ấp 5, xã Tân Hưng có 6 sào nhãn tiêu Huế gần 15 năm tuổi trĩu quả. Nhưng do giá nhãn thấp hơn năm trước từ 4.000 đến 5.000 đồng nên sau khi trừ chi phí lời không nhiều hơn.
Theo chị Trang, nhãn đang vào mùa thu hoạch rộ nên bị thương lái ép giá. Hơn nữa nhãn không để được lâu, nếu bảo quản không tốt sau thu hoạch thì quả sẽ bị nứt và thối, không bán được.
Vì vậy, thu hoạch đến đâu bán đến đó. Trong khi, để quả nhãn đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều khâu trung gian từ thương lái đến người phân phối, người bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng. Hiện người dân rất mong được tiếp cận kỹ thuật hiện đại, nhất là trong bảo quản nhãn sau thu hoạch để không bị thương lái ép giá.
Ông Phạm Văn Hiếu, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hưng cho biết: Trước tình trạng được mùa mất giá, chính quyền địa phương, nhất là hội nông dân đã nhiều lần mời họp các hộ trồng cây ăn trái bàn việc thành lập Tổ hợp tác cây ăn trái. Khi các nhà vườn tham gia vào tổ sẽ có nhiều thuận lợi như được cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Hội nông dân xã sẽ hướng dẫn cách áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng nhãn siêu sạch đảm bảo chất lượng.
Từ đó tiến tới xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra ổn định cho nhãn tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, việc thành lập tổ hợp tác vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có sự gắn kết giữa các hộ trồng cây ăn trái.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, tại tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau màu chuyên canh, điển hình như vùng rau Đồng Gia, Tam Kì huyện Kim Thành, trên 10 vùng rau tại huyện Gia Lộc, Vùng rau Phạm Kha huyện Thanh Miện, vùng rau Nhân Huệ thị xã Chí Linh...
Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.
Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.
Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.
Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...