Bình Dương chuẩn bị tốt cho Lễ hội Lái Thiêu mùa trái chín 2015
Lễ hội sẽ có các chương trình như: Hội chợ trái cây và giống cây trồng; Hội chợ thương mại - du lịch; Liên hoan đờn ca tài tử cải lương... Riêng Hội chợ trái cây và giống cây trồng, có chủ đề “Ngọt ngào cây trái phương Nam”, dự kiến có 60 gian hàng được tổ chức theo hình thức bán trái cây theo quầy bố trí dọc bờ kè Cầu Ngang.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín 2015” là duy trì hình ảnh tươi đẹp của vườn trái cây Lái Thiêu nổi tiếng một thời. Trong ảnh: Măng cụt Lái Thiêu được trưng bày tại Chợ phiên nông sản tỉnh Bình Dương năm 2015. Ảnh: Q.NHIÊN
Theo Ban tổ chức Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín 2015”, việc tổ chức lễ hội nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh vườn cây ăn trái Lái Thiêu đến với doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước; tạo điều kiện để các tỉnh, thành khu vực Nam bộ giao lưu, tìm hiểu, xúc tiến thương mại, đầu tư… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Được sự phân công của Ban chỉ đạo Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín 2015”, TX.Thuận An sẽ tham gia 40 gian hàng và tổ chức 10 điểm kinh doanh trái cây tại nhà vườn để kết nối các tour du lịch; trong đó phường Hưng Định có 18 gian hàng, 2 phường An Thạnh, Bình Nhâm và xã An Sơn mỗi địa phương có 8 gian hàng.
Bà Huỳnh Thị Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND TX.Thuận An, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội, cho biết thị xã đang phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt các bước chuẩn bị theo kế hoạch đã đề ra, như: chủ trì họp các hộ nông dân trong khu vực vườn cây Lái Thiêu làm bản cam kết không bán quá giá trái cây theo quy định; nạo vét khai thông dòng chảy; cải tạo các thiết bị chiếu sáng dọc kè Cầu Ngang; làm cỏ, phát quang bờ kè; vận động các hộ dân tham gia các gian hàng trái cây…
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND phường Hưng Định, tham gia lễ hội, phường có 16 gian hàng trái cây và 6 điểm kinh doanh nhà vườn để phục vụ khách tham quan. Hiện phường đã và đang phối hợp với ngành chức năng triển khai đến các hộ kinh doanh về quy định mức giá, bảo đảm người bán trái cây cân đúng, bán đúng giá niêm yết. Bên cạnh đó, phường cũng bố trí “đường dây nóng” để hỗ trợ người dân, du khách và doanh nghiệp mọi thắc mắc và giải đáp những tình huống diễn ra trong lễ hội.
Ông Võ Thanh Quan, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TX.Thuận An cho biết thêm, với mục tiêu quản lý chặt chẽ nhãn hiệu măng cụt Lái Thiêu, Hội Nông dân thị xã đã và đang phối hợp với các đơn vị kinh doanh để cấp chứng nhận nhãn hiệu, bảo đảm chất lượng và giá thành nhằm phục vụ tốt cho việc quảng bá thương hiệu Măng cụt Lái Thiêu. Dự kiến hội sẽ in 30.000 tem nhãn hiệu, túi xách để chuẩn bị bán ra thị trường khoảng 20 tấn măng cụt trong những ngày diễn ra lễ hội.
Tại cuộc họp mới đây, ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các ngành chức năng và địa phương liên quan thực hiện theo kế hoạch đề ra, bảo đảm cho Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín 2015” thành công. Ông Liêm cũng cho rằng, qua lễ hội này sẽ góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc quan tâm, khôi phục các loại cây ăn trái đặc sản vùng đất Lái Thiêu, phục hồi thương hiệu vườn trái cây Lái Thiêu, qua đó tạo điều kiện cho các loại hình du lịch sinh thái phát triển thuận lợi.
Năm trong các hoạt động tại Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín 2015”, Hội chợ thương mại - du lịch có quy mô 150 gian hàng. Phần hội chợ thương mại sẽ là nơi các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, siêu thị, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhà hàng và dịch vụ ăn uống giới thiệu những món ăn ngon, hấp dẫn là đặc sản của Bình Dương và các tỉnh, thành ở Nam bộ tham dự lễ hội. Còn Hội chợ du lịch sẽ có sự tham gia của các trung tâm thông tin - xúc tiến du lịch. Các trung tâm này sẽ hỗ trợ khách tham quan tìm hiểu thêm về thông tin du lịch.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm khuyến khích người nông dân sản xuất rau an toàn, từ tháng 3 năm 2013, TP.Sóc Trăng đã vận động 13 nông hộ trồng rau ở khóm 6, phường 4 tham gia mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích ban đầu là 2,1 ha, đây là dự án điểm do Liên đoàn đô thị Canada tài trợ.
Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.
Vụ Đông xuân này, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ khoảng 8.800ha lúa, trong đó có 2.200ha lúa thơm Jasmine 85. Đây là lúa có giá trị kinh tế cao nhưng dễ nhiễm rầy nâu, vụ này rầy có lúc mật số tới 20.000 con/m2, nhưng ở những ruộng lúa thơm áp dụng công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” thì không bị sâu rầy mật số cao, lại trúng mùa.
Hiện nay trên địa bàn Đoan Hùng có trên 500ha bưởi vẫn chưa cho quả, trong đó có nhiều diện tích cây đã trên 5 năm tuổi, có khung tán và cành lá phát triển tốt, hoàn toàn có thể mang quả, đặc biệt là các diện tích được trồng ngoài bãi soi.
Thời gian gần đây, gần chục ha vải thiều đang ra hoa của nhiều hộ dân ở xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bị “cháy” sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Trước thực tế trên, nhóm phóng viên đã đến tìm hiểu nguyên nhân.