Bình Định Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Giống Và Nuôi Trồng Thủy Sản Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Sở NN-PTNT vừa chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, UBND huyện Phù Cát (Bình Định) tiến hành khảo sát và xác định địa điểm quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Phù Cát.
Quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là chủ trương lớn của ngành Nông nghiệp tỉnh từ nay đến năm 2020. Trong ảnh: Vùng nuôi tôm thâm canh của xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước).
Qua khảo sát, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thống nhất chọn khu vực ven biển tại thôn Chánh Hóa, xã Cát Thành, với diện tích 70 ha để xây dựng vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Đơn vị chức năng đã phân thành hai khu sản xuất gồm: khu sản xuất giống thủy sản (30 ha) và khu nuôi trồng thủy sản (40 ha). Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đã đề nghị địa phương bố trí thêm khoảng 10 ha để đầu tư xây dựng Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn gần với vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Hiện Sở NN-PTNT đã báo cáo UBND tỉnh xem xét và cho chủ trương để bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Có thể bạn quan tâm
Xoài cát Hòa Lộc được thương lái vào tận vườn thu mua giá loại I (từ 350 -400 gram/trái) 90.000-110.000 đ/kg, loại II ( dưới 300 gram/trái) giá 50.000 – 60.000 đ/kg, cao gấp 3-4 lần so với cách đây 2 tháng. Theo ông Bê, với giá bán này trừ các khoản chi phí lãi gần 350 triệu đ với hơn 200 gốc xoài.
Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.
Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".
Tính đến ngày 22-7-2014, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,54 triệu tấn gạo, trong đó Trung Quốc, Philippines là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của VFA.
Trong đó, phương tiện PY-90226 TS và PY-90109 TS hành nghề lưới chuồn; 2 phương tiện còn lại hành nghề lưới rút và câu đèn. Hiện hầu hết tàu cá của ngư dân phường Phú Đông và phường 6 (TP Tuy Hòa) đang neo đậu tại bến, hoặc đang sửa chữa, chưa có kế hoạch ra khơi.