Hồng Đà Lạt 2.000/kg ế thối, ăn sang hồng Nhật 400 ngàn/kg
Gần đây, khi hồng giòn Đà Lạt vào mùa thu hoạch rộ, du khách tới đây dễ dàng bắt gặp những lều tạm bợ được dựng ở ven đường để bán hồng.
Giá hồng dao động từ 3.000-5.000 đồng/kg.
Giá hồng rớt thê thảm khiến các chủ vườn ở Đà Lạt ngán ngẩm.
Đầu mùa, thương lái vào tận vườn mua hồng với giá 18.000-25.000 đồng/kg, song, hiện giá đã rớt xuống chỉ còn 2.000 đồng/kg với quả đẹp.
Hồng nhỏ, mã xấu chỉ 1.000 đồng/kg.
Còn tại các chợ, giá bán lẻ cũng chỉ ở mức 20.000-35.000 đồng/kg, tùy loại.
Nhiều nông dân bấm bụng để chặt bỏ loại cây đặc sản này.
Trái ngược hoàn toàn với tình trạng ế ẩm không có người mua của hồng giòn Đà Lạt, hồng giòn Nhật Bản đang là mặt hàng hút khách, được giới sành ăn săn lùng.
Lượng hồng này về cửa hàng bao nhiêu hết bấy nhiêu.
Chị Bùi Lê Minh Châu, nhân viên một công ty truyền thông trên đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, hồng giòn là món ăn yêu thích của gia đình chị, nhưng thay vì mua các loại hồng của Việt Nam, gần đây, cứ tuần hai lần chị lại đặt mua loại hồng giòn nổi tiếng của Nhật Bản.
Theo chị Châu, hồng giòn Nhật Bản quả vuông, ăn có vị ngọt, giòn rất đặc trưng, khó có thể lẫn được với các loại hồng khác.
Đặc biệt, đây là hàng xách tay từ Nhật Bản nên chị cực kỳ yên tâm về độ chất lượng mặc dù giá rất chát, hơn 400.000 đồng/kg.
“Rất khó để phân biệt hồng giòn Đà Lạt, hồng giòn Cao Bằng, hồng Mộc Châu với các loại hồng của Trung Quốc.
Mà hàng Tàu thì khó có thể yên tâm về chất lượng nên tốt nhất là tránh mua”, chị Châu chia sẻ.
Tương tự, chị Trần Thúy Quỳnh ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho hay, chị là tín đồ của các loại hồng giòn xách tay New Zealand và Nhật Bản.
“Muốn mua toàn phải đặt trước vì các loại hồng này chưa có bán nhiều ở Việt Nam”, chị nói.
Anh Nguyễn Đình Chung, chủ một cửa hàng chuyên bán các loại hoa quả nhập khẩu tại Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội), cho biết, hồng giòn của New Zealand thường có vào tháng 5, còn thời điểm này anh chuyển sang nhập hồng giòn Nhật Bản.
Mặc dù giá loại hồng Fuyu này khá đắt, tới 400.000-420.000 đồng/kg tùy thời điểm, nhưng vẫn cực kỳ hút khách.
“Đây là hàng xách tay theo đường hàng không về Việt Nam nên giá cao, song đổi lại, hồng về tới cửa hàng vẫn còn nguyên độ tươi mới”, anh cam kết.
Anh Chung cũng tiết lộ, giống hồng giòn của Nhật Bản quả vuông thành, ăn có vị ngọt, giòn đặc trưng, quả không có hạt.
Trung bình một ngày cửa hàng anh nhập về khoảng 50kg, có hôm chỉ nửa ngày là hết hàng.
Đặc biệt, vào ngày rằm, mùng một đầu tháng, số lượng khách đặt mua thường vượt so với số lượng hàng nhập về.
Có người đặt mua 2-3kg về để tủ lạnh ăn dần.
Cũng theo anh Chung, giống hồng giòn Fuyu nổi tiếng của Nhật Bản đã được trồng ở Mộc Châu (Sơn La) khoảng hơn chục năm nay.
Hồng ăn cũng giòn, ngọt, không chát, ít hạt hoặc không có hạt, màu sắc cũng rất giống với hồng giòn Nhật Bản.
Tuy nhiên, dân sành ăn vẫn thích chọn mua hồng Nhật hơn do yên tâm về chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân, An Giang) đã trồng giống mía Cuba đạt lợi nhuận cao. Nông dân Lê Văn Ựng, người trồng mía lâu năm, cho biết: “Tôi đang thu hoạch 5 công mía Cuba, với giá 5.000 đồng/cây, trừ tất cả chi phí, lời 75 triệu đồng. Trồng mía chỉ cực công lúc chăm sóc thôi, còn khi thu hoạch thì thương lái tự bẻ”.
Có giá trị kinh tế cao, giàu vitamin, là thứ trái cây được nhiều người ưa thích, quýt hồng Lai Vung được bình chọn trong top 5 “siêu trái Việt Nam”.
Niềm vui vì vụ vải thiều được giá vừa kịp lắng xuống, nay người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đang đứng ngồi không yên trước hiện tượng cây vải chết hàng loạt.
Sau loạt “Báo động việc nông dân bỏ ruộng”, NTNN trao đổi với ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển NT (Bộ NNPTNT) - để lý giải sâu hơn vấn đề này cũng như tìm giải pháp.
“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.