Bình Định Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Giống Và Nuôi Trồng Thủy Sản Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Sở NN-PTNT vừa chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, UBND huyện Phù Cát (Bình Định) tiến hành khảo sát và xác định địa điểm quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Phù Cát.
Quy hoạch vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là chủ trương lớn của ngành Nông nghiệp tỉnh từ nay đến năm 2020. Trong ảnh: Vùng nuôi tôm thâm canh của xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước).
Qua khảo sát, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thống nhất chọn khu vực ven biển tại thôn Chánh Hóa, xã Cát Thành, với diện tích 70 ha để xây dựng vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
Đơn vị chức năng đã phân thành hai khu sản xuất gồm: khu sản xuất giống thủy sản (30 ha) và khu nuôi trồng thủy sản (40 ha). Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT cũng đã đề nghị địa phương bố trí thêm khoảng 10 ha để đầu tư xây dựng Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn gần với vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Hiện Sở NN-PTNT đã báo cáo UBND tỉnh xem xét và cho chủ trương để bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Related news

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.