Bình Định Ký Kết Hợp Đồng Tiêu Thụ Cá Ngừ Đại Dương Với Tập Đoàn Kato Office (Nhật Bản)
Chiều 5.8, Đoàn công tác thủy sản Nhật Bản do ông Hitoshi Kato, Hội trưởng Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Kan Sai dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh Bình Định, Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFSCO) để bàn biện pháp khai thác, bảo quản và xuất khẩu cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà đã tiếp và làm việc với đoàn.
Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, sau khi tiếp nhận và lắp đặt các bộ thiết bị công nghệ câu cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản được tỉnh hỗ trợ, 5 tàu cá của ngư dân xã Tam Quan Bắc (Hoài Nhơn) đã tổ chức 2 chuyến đi biển khai thác cá ngừ đại dương. Riêng chuyến biển từ ngày 15.7 đến nay, 4 tàu cá đã khai thác được 54 con.
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Bình Định, cho biết: Công ty sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm của ngư dân và sẽ phối hợp với chuyên gia thủy sản của Nhật Bản đánh giá chất lượng cá. 6 giờ sáng 6.8, số lượng cá nói trên được bốc dỡ đưa về Công ty để bảo quản và vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh, ngày 8.8 sản phẩm cá ngừ đảm bảo yêu cầu sẽ có mặt tại Nhật Bản.
Ông Hitoshi Kato- Hội trưởng Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Ka Sai và ông Hirosuke Kato- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kato Office, cho rằng chất lượng cá ngừ chuyến biển đầu tiên giới thiệu tại thị trường Nhật Bản phải thật sự ấn tượng. Nếu chất lượng cá ngừ tốt thì việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Nhật Bản sẽ dễ dàng. Bởi vậy, Tập đoàn Kato Office và BIDIFSCO đánh giá kỹ chất lượng sản phẩm ngay từ đầu và cùng nhau bàn bạc phương án thu mua, xuất khẩu phù hợp.
Ông Hitoshi Kato mong muốn ngư dân tiếp tục duy trì và áp dụng bộ thiết bị câu cá ngừ của Nhật Bản trên diện rộng. Hội Hữu nghị Nhật- Việt tại Kan Sai sẽ phối hợp với tỉnh Bình Định tạo dựng thương hiệu cá ngừ Bình Định tại Nhật Bản… Sau đó, Đại diện Tập đoàn Kato Office đã ký kết hợp đồng tiêu thụ cá ngừ đại dương với BIDIFSCO.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2014, với kinh phí thực hiện hơn 6 tỉ đồng.
Lợi nhuận của nông dân trồng lúa giảm mạnh, giá lúa dao động ở mức thấp và khó tiêu thụ trong điều kiện xuất khẩu gạo gặp khó khăn.
Mô hình trồng rau nhút hiện được 18 hội viên nông dân chi hội Thới Hòa C, phường Long Hưng, quận Ô Môn (Cần Thơ) áp dụng cho thu nhập khá. Theo nhiều bà con, mô hình này dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định. Nhiều gia đình trước đây khó khăn về kinh tế thì nay đã vươn lên khấm khá, có cuộc sống ổn định cũng nhờ vào mô hình trồng rau nhút…
Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng nông nghiệp và nổi tiếng với nhiều thương hiệu nông đặc sản. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng giống cây trồng trên địa bàn TP thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.
Đêm. Biển Quy Nhơn lấp lánh ngàn ánh sao sa, bồng bềnh như đùa giỡn trên những ngọn sóng. Chạy xe trên đoạn đèo quanh co, lượn lờ dọc bãi biển thơ mộng từ Bãi Xép (Quy Nhơn) vào Tuy An (Sông Cầu, Phú Yên), có cảm giác như sao trời đang tỏa sáng lung linh dưới chân mình. Ánh sáng lấp ló trên mặt biển ấy là ánh điện tỏa ra từ các lồng nhử tôm hùm con của ngư dân.