Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thành Phố Cần Thơ Chủ Động Phòng Chống Dịch Hại Trên Lúa

Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thành Phố Cần Thơ Chủ Động Phòng Chống Dịch Hại Trên Lúa
Ngày đăng: 17/03/2014

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều kiện thời tiết, các loài thiên địch hiện diện ngoài đồng (bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang,...), Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới.

Hiện trà lúa đông xuân 2013-2014 đang thu hoạch rộ, rầy thành trùng sẽ tiếp tục di trú xâm nhiễm và đẻ trứng trên những ruộng lúa hè thu 2014 mới gieo sạ tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy. Ngoài ra, bọ trĩ, ốc bươu vàng và hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa tiếp tục gây hại lúa hè thu trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh, không đảm bảo thời gian cách ly khi gieo sạ, vệ sinh đồng ruộng kém...

Ngành nông nghiệp thành phố chỉ đạo sau khi thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014, các địa phương tích cực vận động nông dân chuyển đổi trồng cây màu trên nền lúa. Đối với những địa phương không xuống giống được vụ màu, nên cày ải, phơi đất để tiêu diệt mầm bệnh lưu tồn trên đồng ruộng và giảm nguy cơ bị ngộ độc hữu cơ,...

Các quận, huyện bố trí mùa vụ lúa hè thu 2014 trên cơ sở khung thời vụ của thành phố kết hợp với biện pháp “Xuống giống né rầy, đồng loạt, tập trung cho từng vùng, từng cánh đồng, tránh hạn đầu vụ”, không xuống giống kéo dài, không để trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa đan xen. Đồng thời, khuyến cáo nông dân, bón phân đợt 1 sớm (từ 7-10 ngày sau sạ); tăng cường bón phân lân, kali để kích thích bộ rễ phát triển, đẻ nhánh sớm, giúp cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.

01/10/2014
Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

01/10/2014
Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang

Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.

01/10/2014
Nuôi Nghêu Ở Xã Phú Hải (Hải Hà) Niềm Vui Được Mùa Chưa Trọn Vẹn Nuôi Nghêu Ở Xã Phú Hải (Hải Hà) Niềm Vui Được Mùa Chưa Trọn Vẹn

Từ năm 2000 đến nay, nuôi nghêu thương phẩm đã giúp người dân Phú Hải có thu nhập ổn định, đời sống ngày một khấm khá. Tuy nhiên, người nuôi nghêu ở đây vẫn còn không ít nỗi băn khoăn, lo lắng…

01/10/2014
Chứng Nhận Nhóm Hướng Đi Mới Cho Hộ Nuôi Nhỏ Lẻ Chứng Nhận Nhóm Hướng Đi Mới Cho Hộ Nuôi Nhỏ Lẻ

Chứng nhận nhóm mở ra hướng đi mới cho các hộ nuôi thủy sản nhỏ đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Tuy nhiên, để áp dụng và mở rộng mô hình đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều công việc và vượt qua không ít thách thức.

01/10/2014