Biện Pháp Giảm Thiệt Hại Thủy Sản Do Lũ
Hàng năm vào tháng 9, 10 ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều có lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Bên cạnh những lợi ích như: cung cấp phù sa, xổ nước phèn cho đồng ruộng, mang lại nguồn lợi thủy sản…, lũ cũng gây hại nhất định đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt.
Để giảm nhẹ những thiệt hại do lũ, triều cường gây ra, các hộ nuôi thủy sản nên thực hiện các biện pháp sau đây:
Kiểm tra tôm, cá nuôi nếu đạt cỡ thương phẩm bán được cần tiến hành thu hoạch ngay. Nếu tôm, cá chưa bán được cần thực hiện các biện pháp như:
- Thường xuyên gia cố bờ bao, cống bọng tại các ao có nuôi thủy sản.
- Nếu không đắp bờ đê được nên dùng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để bao xung quanh ao, tấn chân lưới kỹ và kiểm tra lưới mỗi ngày để đề phòng trường hợp rách trống chân lưới gây thất thoát tôm, cá nuôi.
- Hạn chế thay nước cho ao nuôi thủy sản trong thời điểm nước dâng đầu mùa và nước rút cuối mùa do lúc này nguồn nước thường bị ô nhiễm từ nước sinh hoạt, nước có nhiều dư lượng thuốc BVTV trên ruộng... và tránh gây xáo động trong môi trường nuôi.
- Vùng nhiễm phèn nên giữ mực nước ao cao hơn hoặc bằng nước ngoài kinh để hạn chế vỡ đê và nước phèn từ bên ngoài thấm vào ao gây hại cá nuôi.
- Dùng vôi bột với liều lượng 10kg/100m2 rải xung quanh bờ ao để hạn chế phèn từ bờ ao trôi xuống. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp hòa nước tạt đều khắp ao từ 1-3 kg/100m3 nước.
- Trong quá trình lưu giữ cá vào mùa lũ cần cho ăn tích cực, cho ăn thức ăn giàu đạm dễ tìm như: cua, ốc, cá nhỏ. Có thể bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng.
- Không nên thu hoạch đồng loạt ngay sau nước rút để tránh bị rớt giá và làm ô nhiễm nguồn nước do nước thải ra từ các ao nuôi thủy sản.
- Thường xuyên theo dõi các ao nuôi tôm, cá để kịp thời xử lý các trường hợp như: môi trường thiếu oxy, tôm, cá bị nhiễm bệnh.
- Cần theo dõi thông báo diễn biến mực nước lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ ao và thủy sản nuôi…
Có thể bạn quan tâm
Ngày 14/5, theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng, hiện Tây Nguyên đang bước vào thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa trong năm nên nhiều loại dịch bệnh có xu hướng phát triển mạnh trên các loại cây trồng.
Hiện nay, phần lớn diện tích lúa đông xuân 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã được thu hoạch. Theo nhiều nông dân, vụ lúa năm nay được mùa, được giá.
Từ lâu, thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội được biết đến là nơi có loại dưa chuột ngon có tiếng. Trên cánh đồng của xã Sơn Đà, bên những ruộng lúa là một vùng dưa chuột bạt ngàn đang vào vụ thu hoạch.
Theo chia sẻ của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, không ai nói xuất khẩu cho Trung Quốc bền vững, nhưng hiện người nông dân vẫn phải bán cho Trung Quốc. Trong khi đó, họ vẫn không biết thị trường Trung Quốc mua theo kiểu gì, bán như thế nào...
Chiều 15/5, tại Jakarta, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức “Diễn đàn giới thiệu các sản phẩm nông sản của Việt Nam và giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.” Đây là hoạt động trong chương trình thúc đẩy ngoại giao kinh tế của Việt Nam.