Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Đại Chú Trọng Phát Triển Nghề Đánh Bắt Thủy Sản

Bình Đại Chú Trọng Phát Triển Nghề Đánh Bắt Thủy Sản
Publish date: Wednesday. February 26th, 2014

Nhận thấy ngư trường đánh bắt gần bờ ngày một khó khăn, sản lượng khai thác không cao, khoảng năm 2008, được sự hỗ trợ của Chính Phủ, bà con ngư dân ở xã Bình Thắng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, tiến hành cải tiến kĩ thuật, đóng mới và sửa chữa các tàu đánh bắt từ công suất dưới 90 mã lực lên công suất từ 90 mã lực để vươn ra khơi xa.

Mỗi chuyến ra khơi thường kéo dài khoảng 1 tháng, do đó để tiết kiệm các chi phí nhất là xăng dầu, đồng thời từng bước nâng cao năng lực hiệu quả khai thác thủy sản, các ngư dân từ chỗ đánh bắt phân tán, riêng lẻ, đã chủ động liên kết thành nhiều tổ, đội khai thác hoạt động. Đến nay, các tàu đã liên kết với nhau thành 26 tổ đội, tàu, với 81 chủ tàu và có 232 tàu đánh bắt xa bờ tham gia.

Toàn huyện hiện có 1.270 tàu cá, với tổng công suất 311.478 mã lực, trong đó đánh bắt xa bờ có 592 chiếc, chiếm tổng công suất 292.132 mã lực. Để tạo điều kiện cho ngư dân nâng cao năng lực đánh bắt, huyện đã chú trọng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân như: bảo hiểm tàu, bảo hiểm thuyền viên và nhiều chương trình hoạt động tích cực giúp đỡ, tạo điều kiện cho ngư dân an tâm bám biển thông qua việc thành lập 3 Nghiệp đoàn nghề cá ở xã: Thừa Đức, Bình Thắng và Thới Thuận.

Nhờ đó, mỗi năm tổng sản lượng thủy hải sản khai thác toàn huyện đạt trên 50.000 tấn gồm: tôm, mực, cua ghẹ, cá các loại. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng thủy hải sản khai thác đạt 46.800 tấn. Qua đó, đã thúc đẩy các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển; đồng thời giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương mỗi năm.

Bên cạnh đó, nhằm giúp cho ngư dân địa phương đánh bắt hiệu quả, an toàn và xác định vị trí tàu thuyền, phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra thiên tai trên biển và đảm bảo trật tự, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Vừa qua, được sự tài trợ của Dự án Movimar, tỉnh đã hỗ trợ ngư dân lắp đặt 22 máy kết nối vệ tinh “quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản” bằng công nghệ vệ tinh cho các tổ, đội tàu khai thác ở xã Bình Thắng.


Related news

Chăn Nuôi Theo Chuỗi Giá Trị Liên Kết Vẫn Rất Lỏng Lẻo Chăn Nuôi Theo Chuỗi Giá Trị Liên Kết Vẫn Rất Lỏng Lẻo

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.

Wednesday. December 3rd, 2014
Hơn 90 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản Được Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Quốc Tế Và VietGAP Hơn 90 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản Được Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Quốc Tế Và VietGAP

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Friday. July 11th, 2014
Phát Huy Tốt Vai Trò Của Thú Y Viên Cơ Sở Phát Huy Tốt Vai Trò Của Thú Y Viên Cơ Sở

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Friday. July 11th, 2014
Sản Xuất Vụ Thu Đông Ở Mường Chà Sản Xuất Vụ Thu Đông Ở Mường Chà

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.

Wednesday. December 3rd, 2014
Xã Ia Phìn (Huyện Chư Prông) Dân Trắng Tay Vì… Xã Ia Phìn (Huyện Chư Prông) Dân Trắng Tay Vì… "Cao Su Điếc"

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.

Friday. July 11th, 2014