Biến Sóng Biển Thành Điện

Các nhà khoa học trên thế giới đang hướng đến một nguồn năng lượng thay thế với tiềm năng vô hạn ở đại dương - năng lượng sóng biển.
Tiềm năng lớn
Trong số các nguồn năng lượng tái sinh, năng lượng sóng biển chưa được tận dụng nhiều, mặc dù người ta đều biết hiệu suất chuyển hóa thành điện của nguồn năng lượng này là cao nhất. Năng lượng điện từ sóng biển đã được thử nghiệm nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đạt được thành công. Đến nay, khi khoa học công nghệ phát triển và thế giới đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do vấn đề biến đổi khí hậu gây ra thì các nhà khoa học tin tưởng rằng có thể hoàn toàn thay đổi được điều này.
Giáo sư Annette von Jouanne thuộc Đại học Oregon, Mỹ cho biết, các đại dương có tiềm năng rất lớn trong việc cung cấp năng lượng cho cả thế giới. Nếu 0,2% tiềm năng của biển được khai thác để sản xuất điện, nó có thể sản xuất đủ năng lượng để cung cấp cho toàn thế giới.
Đạt hiệu suất 99% từ thiết bị mới
Mới đây, các nhà khoa học tại Học viện Không quân Mỹ (USAFA) đã hoàn thành một thí nghiệm quy mô lớn về việc vận hành một thiết bị chuyển hóa năng lượng sóng biển thành điện năng. Những kết quả bước đầu đã cho thấy hoàn toàn có khả năng chế tạo được một cỗ máy với hiệu suất chưa từng có.
Quá trình thử nghiệm thiết bị chuyển hóa năng lượng đã chứng minh sự hợp lý của cơ cấu và khả năng đạt được hiệu suất 99%, tính trên mô hình máy tính. Thực tế, thiết bị có khả năng thu nhận năng lượng, dập tắt sóng biển và chuyển gần như hoàn toàn năng lượng đó thành điện năng.
Dự án triển khai công nghệ chuyển hóa sóng biển đã khởi động từ năm 2008. Lần đầu tiên trên thế giới, một thiết bị chuyển hóa hoạt động trong tình trạng nhúng chìm dưới mặt nước đã được thử nghiệm với quy mô 1:300 so với quy mô của thiết bị công nghiệp tương lai. Hiện nay USAFA đã thử nghiệm một thiết bị liên hoàn, quy mô 1:10 so với thiết bị công nghiệp sau này. Đây là bước cuối cùng trước khi một cỗ máy hoàn chỉnh đúng với kích thước thực được xây dựng ngoài biển.
Tiềm năng điện sóng biển ở Việt Nam
Các kết quả tính toán cho thấy, năng lượng sóng dọc dải ven bờ của Việt Nam rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m, mạnh nhất 30kW/m. Cụ thể Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh, Vịnh Gành Rái ở Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km, tiềm năng GWh, hiệu suất GWh/km để xây dựng nhà máy thủy điện, thủy triều..
Có thể bạn quan tâm

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.

Việc tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu... Ngành này được dự báo sẽ gặp tình cảnh “đắng nhiều hơn ngọt” do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới…