Cấp Bách Phòng Chống Dịch Lở Mồm Long Móng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch lở mồm long móng.
Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, dịch lở mồm long móng (LMLM) đã liên tục xuất hiện tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái. Tổng số gia súc mắc bệnh là hơn 480 con. Nguyên nhân chủ yếu là do vận chuyển con giống gia súc từ nơi khác đến làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM cho gia súc tại địa phương, nhiều gia súc mắc bệnh phải tiêu hủy.
Trước diễn biến phức tạp của dịch LMLM hiện nay, kết hợp với các điều kiện thời tiết bất lợi, giá rét tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, nguy cơ mầm bệnh tiếp tục phát tán làm dịch lây lan diện rộng là rất cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các địa phương đang có ổ dịch LMLM tạm dừng ngay việc tiếp nhận bò giống từ các chương trình, dự án hỗ trợ con giống gia súc cho đến khi kiểm soát được dịch; thực hiện công bố dịch và tổ chức chống dịch khẩn cấp theo các quy định hiện hành.
Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hợp tác trong phòng chống dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch; lập chốt để quản lý vùng dịch; nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh trong vùng dịch, tổ chức tiêu độc, khử trùng trong vùng dịch.
Đồng thời, tổ chức rà soát toàn bộ các chương trình, dự án cung cấp con giống hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, phát triển chăn nuôi trên địa bàn; yêu cầu cơ quan thú y địa phương tham gia vào chương trình, dự án để hướng dẫn việc cung cấp con giống đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Bên cạnh đó, chỉ đạo tiêm phòng bổ sung tại các địa bàn có tỷ lệ tiêm phòng thấp, tăng cường giám sát chặt địa bàn trọng điểm dịch, nơi có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời khi còn trong diện hẹp.
Có thể bạn quan tâm

Dong riềng trồng để lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: chế biến tinh bột, miến và các sản phẩm khác. So với một số cây trồng, dong riềng có sức sống mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng ở ruộng sản suất hoặc có tận dụng đất vườn nhà mà vẫn cho năng suất củ.

Dự báo đến năm 2015, Đà Lạt phải phát triển khoảng 2.500ha diện tích khoai tây (năng suất trung bình trên dưới 25 tấn/ha) mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài địa phương.

Hơn nửa tháng qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng trở lại dù chưa ổn định, tình hình tiêu thụ cũng thuận lợi hơn nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè cơ bản đã vượt qua được thời điểm khó khăn. Sự khởi sắc của làng bè nuôi cá điêu hồng đã kéo giá cá điêu hồng giống tăng lên sau thời gian dài “rớt đáy” cùng cá điêu hồng thương phẩm.

Thời gian qua, do hạn hán kéo dài, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hè thu tại một số địa phương ở Bình Thuận. Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến việc trễ thời vụ xuống giống, gây áp lực về tình hình sâu bệnh trên cây trồng gia tăng.

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.