Khai Trương Nhà Máy Chế Biến Gia Cầm Hiện Đại
Nhà máy được xây dựng với quy mô 7 ha tại Đức Hòa, tỉnh Long An. Toàn bộ hệ thống 3 dây chuyền chế biến thực phẩm của nhà máy được nhập từ Ý với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Ngày 20/12, Công ty TNHH Ba Huân đã chính thức khai trương nhà máy chế biến thực phẩm hiện đại tại Đức Hòa, Long An.
Nhà máy gồm hai khu, khu giết mổ gia cầm có công suất 1.500 – 2.500 con/giờ cung cấp nguồn gà sạch, đảm bảo quy chuẩn về VSATTP và khu sản xuất các sản phẩm từ gia cầm đã chế biến như: lạp xưởng gà, xúc xích gà, chà bông gà, trứng gà, cút,vịt luộc, bột trứng, bánh flan, một số sản phẩm ăn nhanh từ thịt gà.
Toàn bộ hệ thống 3 dây chuyền chế biến thực phẩm của nhà máy được nhập từ Ý với công nghệ tiên tiến nhất trong chế biến thịt gia cầm của thế giới hiện nay.
Để có nguồn nguyên liệu, công ty đã đầu tư trang trại chăn nuôi tại Tân Uyên, Bình Dương với quy mô 18 ha, tổng đầu tư 320 tỷ đồng để nuôi 500.000 con gà cung cấp 400.000 trứng/ngày.
Đồng thời, đầu tư 2 giàn máy xử lý trứng gia cầm tự động hóa 100% của MOBA Hà Lan với công suất xử ký 180.000 trứng/giờ.
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, trong tổng số diện tích trên có tới 1.400 ha không chủ động được nguồn nước trong quá trình sản xuất. Nguyên nhân là do những diện tích này nằm trên độ dốc cao, trong khi hệ thống thủy lợi xuống cấp, thiếu nguồn nước, năng lực tưới kém, do vậy, hiệu quả sản xuất không cao.
Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, câu chuyện “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa” cũng là nỗi lo thường trực của nông dân và các ngành chuyên môn.
Thời gian qua, huyện Yên Định đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân trồng rau an toàn, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân, quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên canh...
7 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản của thị xã đạt 11.566 tấn, bằng 61,5% so với kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài việc bảo đảm về sản lượng khai thác, nhiều tàu cá với trang thiết bị ngày càng hiện đại đã khai thác được nhiều sản phẩm có giá trị cao như cá ngàng, cá ngừ...
Một trong những mục tiêu của Đề án “tái cơ cấu ngành thủy lợi” là phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như càphê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa…