Biến Đồi Hoang Thành Trang Trại Trù Phú
Trang trại của chị Vi Thị Ngọc, dân tộc Thái, ở bản Quảng, xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nằm trên một quả đồi chừng 6.000m2.
Chừng 20 năm trước, chị Ngọc bàn với chồng là anh Lương Văn Ánh - giáo viên tiểu học - chọn một quả đồi hoang ở bản Quảng để lập nghiệp. “Hồi đó ở đây còn hoang vắng, ít người qua lại. Vợ chồng cực nhọc đào gốc bốc rễ, ngày làm việc 10 - 12 tiếng, nhiều hôm trăng sáng vợ chồng vẫn tranh thủ làm...” - chị Ngọc nhớ lại.
Rồi anh Ánh lo việc trường việc lớp, trăm công nghìn việc ở trang trại đều do chị Ngọc một tay lo toan gánh vác. Mới đầu thì vỡ ruộng cấy lúa, trồng ngô để có cái ăn hàng ngày. Khi đủ lương thực rồi, chị vay ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn gà, đào ao thả cá.
Với sự cần cù, chịu khó và đầu óc sáng tạo của người phụ nữ Thái, gia đình chị Ngọc thu nhận được những quả ngọt từ những lứa lợn, gà và cá. Cuộc sống của gia đình chị theo đó trở nên khấm khá hơn. Để mở rộng trang trại, chị Ngọc lặn lội đi tham quan các mô hình trang trại trong và ngoài tỉnh.
Tìm đọc sách, báo, trong đó có báo Nông Thôn Ngày Nay về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, để tìm ra một mô hình sản xuất phù hợp với đất đai, khí hậu quê mình. Khi chăn nuôi có lãi, chị tiến thêm một bước là đầu tư mở rộng diện tích trồng rừng.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, từ hai bàn tay trắng, nay gia đình chị Ngọc đã có một trang trại trù phú gồm ao cá có diện tích mặt nước 1.000m2, 10 con bò, hàng trăm gà vịt và trồng được 6ha rừng keo kinh doanh. Chuồng lợn của chị thường xuyên có 150 - 180 con lợn thịt, 3 tháng xuất chuồng 1 lứa xấp xỉ 10 tấn lợn hơi.
Mỗi năm, từ các nguồn thu từ chăn nuôi, trồng trọt và rừng kinh doanh, gia đình chị Ngọc có thu nhập ổn định 500 triệu đồng. Ngoài khoản tiền chi tiêu, mua sắm trong nhà, cấp cho 2 con đang học đại học, vợ chồng chị Ngọc còn trích một phần đóng góp quỹ từ thiện nhân đạo, hỗ trợ người nghèo, giúp đỡ những gia đình gặp tai nạn rủi ro...
Có thể bạn quan tâm
Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.
Theo bà con nông dân, năng suất hoa màu năm nay tương đối khá nhưng giá cả bấp bênh, đặc biệt là càng gần cuối vụ, một số loại hoa màu như hành lá, ớt, bắp lai rớt giá nên bà con có lãi ít, thậm chí một số diện tích phá huề.
Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm sạch và an toàn trở thành bức thiết đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một nghịch lý đang tồn tại là khi người nông dân bắt đầu sản xuất rau an toàn thì họ lại vướng phải nhiều rào cản từ thị trường tiêu thụ.
Nằm giữa vùng Đồng Tháp Mười trù phú, nổi tiếng xa gần với các đặc sản mùa nước nổi, chợ cá đồng Trường Xuân, huyện Tháp Mười là một địa điểm thú vị không những thu hút cư dân bản địa mà đây còn là điểm đến hấp dẫn đối với những ai có ý định săn đặc sản đồng quê vào mùa nước ở Đồng Tháp.
Cứ đến đầu tháng 10 hàng năm, người tiêu dùng lại lo lắng khi sản phẩm cam sành trôi nổi trên thị trường gắn nhãn mác cam sành Hà Giang được bày bán công khai với giá rất rẻ, chỉ từ 10 - 15 ngàn đồng, thậm chí có nơi chỉ bán với giá 6-8 ngàn đồng. không chỉ giá rẻ mà các loại cam đang được bày bán có mẫu mã đẹp, không có hạt, nhìn rất bắt mắt nên người tiêu dùng cứ vô tư mua về dùng.