Bianfishco Thỏa Thuận Phương Án Trả Nợ

Ngày 18/4, tại KCN Trà Nóc I (Cần Thơ), Công đoàn các KCN & Chế xuất Trà Nóc (Cần Thơ) và Cty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) tổ chức cuộc họp với các đối tác và đại diện các hộ nông dân bán cá tra.
Ông Trần Văn Trí, người được ủy quyền đại diện Bianfishco, cho biết, sau khi trình bày tình hình nợ và những đề xuất với các cấp các ngành, ngày hôm nay (19/4) Cty sẽ họp mặt với các đối tác và dân bán cá tra để báo tin vui là đã có hướng mở về các phương án trả nợ tiền cá tra.
Hôm qua đoàn công tác Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (Bộ Tài chính) do ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP Cần Thơ; đồng thời khảo sát vùng nuôi cá nhằm giải quyết những khoản nợ của Bianfishco. Trong đó, nội dung cuộc họp nhằm thỏa thuận bước đầu về phương án trả nợ với tất cả các hộ bán cá tra cho Bianfishco; đồng thời sẽ thực hiện tái cấu trúc Cty để tiếp tục hoạt động trở lại.
Đặc biệt, trong các giải pháp tái cấu trúc Bianfishco đề nghị sẽ tiến hành nhanh, trong đó có trả lương công nhân, để công nhân không phải nghỉ và tìm việc ở nhà máy khác. Theo ông Trí, thời gian qua Bianfishco rất khó khăn, chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề nợ tiền dân bán cá. Sau khi trả nhiều đợt, số tiền nợ cá tra của các hộ dân giảm còn khoảng 200 tỷ đồng.
Tại cuộc họp, ông Thái Bá Thi đại diện một số hộ bán cá tra chưa thu hết nợ đặt vấn đề tiền lãi sau thời gian nợ kéo dài. Tuy nhiên cũng có ý kiến của dân bán cá đề nghị chia sẻ khó khăn với Bianfishco, có thể bàn trả lãi một phần hoặc chỉ trả đủ số tiền nợ mà không tính lãi. Theo ông Trí kể từ ngày 19/4 Bianfishco sẽ tiến hành đối chiếu nợ với các hộ bán cá tra để sớm báo cáo với Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Còn gia đình ông Nguyễn Nguyên Hữu ở thôn 3, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) có 4 sào đất canh tác nông nghiệp, nhưng cứ vào vụ đông xuân là ông bỏ đất trắng vì trồng ngô, hoa màu thì không đủ nước tưới. Do vậy, năm nay, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt chỉ thiên.

Theo tổng hợp từ các địa phương, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh; trong đó, diện tích cà phê trên 30 năm là 568 ha, diện tích cà phê trên 25 năm là 1.969 ha, diện tích trên 20 năm là 5.568 ha và trên 15 năm là 16.553 ha.

Mùa đông tại huyện Mường Nhé thường rét giá, nhất là các xã vùng cao, nhiệt độ thường chênh lệch từ 2 – 30C so với các huyện khác. Đó là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, bởi gia súc có thể bị chết rét, chết đói vì thiếu nguồn thức ăn dự trữ. Mùa đông cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều dịch bệnh: thương hàn, tụ huyết trùng...

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.

Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.