Bị Quỵt Tiền Bán Cá, Còn Lãnh Án Tù Treo

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Theo hồ sơ vụ án, thông qua môi giới của Trần Văn Minh (ngụ Châu Phú), ngày 9-11-2013, Nguyễn Hoàng Phước, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phước Phát Lợi (phường 9, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long) đến xã Hòa Lạc ký hợp đồng mua 120 tấn cá tra của La Văn Hạp, với giá 23.000 đồng/kg. Phước thỏa thuận trả cho Hạp một tỷ đồng ngay sau khi cân cá và sẽ trả hết số tiền còn lại sau 30 ngày. Tuy nhiên, sau khi cân trên 110 tấn cá trị giá hơn 2,5 tỷ đồng, Phước không ký nhận mà nhờ Minh ký thay. Sau đó, Phước chỉ trả 850 triệu đồng, rồi tìm cách né tránh.
Ngày 28-12-2013, phát hiện Phước đến xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú) mua cá, Hạp cùng Bòn (anh rể Minh) bắt giữ Phước chở ra biên giới dọa đưa sang Campuchia. Tuy nhiên, Công ty TNHH Phước Phát Lợi vẫn không trả tiền, Hạp và Bòn chở Phước đến Công an xã Hòa Lạc (Phú Tân) trình báo. Sau đó, công ty của Phước bán cấn nợ cá tra thành phẩm cho Hạp hơn 500 triệu đồng. Ngày 20-3-2014, Hạp và Bòn bị khởi tố điều tra về hành vi “Bắt, giữ người trái pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm

Cây thanh long được xem là cây trồng lợi thế của Bình Thuận. Với diện tích đến nay khoảng 30.000 ha, sản lượng trên 500.000 tấn (chiếm khoảng 80% diện tích và sản lượng cả nước), thanh long Bình Thuận đang trở thành thương hiệu nổi tiếng ở trong nước và còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều hộ, nhiều vùng trồng thanh long không chỉ xóa được đói, giảm được nghèo mà còn nhanh chóng trở nên sung túc, giàu có.

Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, dịch vụ, thương mại Bình Lộc là mô hình điểm sản xuất giỏi trong phong trào xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh (Đồng Nai). Nhiều xã viên khá lên, thậm chí làm giàu nhờ ứng dụng tốt khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hành sản xuất theo quy trình VietGAP để sản xuất trái cây sạch cung ứng cho thị trường.

Thời tiết khắc nghiệt đã khiến các hộ trồng dưa hấu ở xã Ninh Trung (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) điêu đứng. Hàng tấn dưa thu hoạch xong đang chất đống chờ người mua với giá rẻ.

Ông Hồ Phước Dư - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước (Mang Thít - Vĩnh Long) cho biết, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long và huyện Mang Thít, xã đã vận động bà con nông dân trồng được 18ha bưởi da xanh sau khi cải tạo vườn tạp kém hiệu quả.