Bí Quyết Tăng Chất Lượng Măng Cụt
Giai đoạn cây đang tăng trưởng (từ mới trồng đến khi bói trái đầu), măng cụt hấp thụ phân rất tốt, nên bón phân hữu cơ hàng năm từ 3 - 5 kg/cây vào đầu mùa mưa và kết hợp với bón phân hoá học (NPK 20-20-20 hoặc 15-15-15) với liều lượng 0,15 – 0,3kg/cây. Bón lần 2 vào cuối mùa mưa, lần này chỉ cần bón phân đạm với lượng bón 0,15kg urê hoặc 0,35kg phân SA/cây.
Giai đoạn cây đã cho trái, gồm 4 lần bón/vụ.
Lần 1 (sau kết thúc thu hoạch trái vụ trước): Bón phân hữu cơ chế biến từ 2 - 4kg/cây + phân NPK (20-20-15 + TE) với lượng 0,3 - 0,5 kg/cây, hoặc bón phân chuyên dùng AT-01. Sử dụng thêm phân bón lá loại NPK (30-10-10 + TE).
Lần 2 (trước khi cây ra hoa, hay là bón kích bông): Bón phân có tỷ lệ N : P : K = 1 : 3 : 2 hoặc 1 : 3 : 3 như loại NPK (5-15-10) hoặc NPK (6-18-18) với liều lượng từ 0,3 - 0,5kg/cây. Nếu sử dụng phân chuyên dùng thì bón phân AT-02 theo khuyến cáo tùy theo nhà sản xuất. Sử dụng thêm phân bón lá loại NPK (6-30-30).
Lần 3 (sau khi thụ phấn và hình thành trái): Giai đoạn này cần làm tăng nhanh thể tích trái, sử dụng phân NPK (25-5-15); NPK (21-7- 14) hoặc phân chuyên dùng cho cây ăn trái AT-03 với liều lượng từ 0,3 – 0,5kg/cây. Sử dụng thêm phân bón lá loại NPK (30-10-10) hoặc NPK (20-20-20 + TE).
Lần 4 (bón trước khi thu hoạch 30 ngày): Giai đoạn này bón phân nhằm tăng trọng lượng và chất lượng trái. Loại phân thích hợp là NPK (20-0-20); phân NPK (14-7- 21); NPK (12-12-17) hoặc phân chuyên dùng AT-03. Sử dụng thêm phân bón lá loại NPK (12-0-40 + 3Ca0) hoặc HK 7-5-44.
Cần chú ý một số loại sâu bệnh hại chính trên cây măng cụt như: Sâu đục lá, thường đẻ trứng vào các lá non vừa nhú và sẽ đục vào lá làm lá non cong queo; sâu đo ăn lá, làm lá bị thủng khuyết có khi chỉ còn trơ cọng (nông dân thường gọi là sâu nhảy dù). Phát hiện sớm bằng cách kiểm tra vào các thời kỳ ra lá non, phun các loại thuốc trừ sâu đặc hiệu, thích hợp.
Nhện đỏ cũng là loài côn trùng gây hại cho măng cụt bằng cách chích hút dinh dưỡng, để lại những vết thâm lốm đốm trên trái, nhựa từ quả non chảy ra, quả sẽ còi cọc. Phòng trừ loài nhện này cũng cần phải kiểm tra phát hiện sớm, phun luân phiên các loại thuốc như Kelthane, Comite, Ortus.
Ngoài ra, bệnh thán thư cũng khá phổ biến trên măng cụt. Biểu hiện trên lá có những đốm vòng đồng tâm thường xuất hiện một bên lá hay ở chóp lá. Phòng trừ bằng cách phun các loại thuốc gốc Cu, nếu bị nặng có thể phun Bavistin, Antracol…Giai đoạn cây đang tăng trưởng (từ mới trồng đến khi bói trái đầu), măng cụt hấp thụ phân rất tốt, nên bón phân hữu cơ hàng năm từ 3 - 5 kg/cây vào đầu mùa mưa và kết hợp với bón phân hoá học (NPK 20-20-20 hoặc 15-15-15) với liều lượng 0,15 – 0,3kg/cây. Bón lần 2 vào cuối mùa mưa, lần này chỉ cần bón phân đạm với lượng bón 0,15kg urê hoặc 0,35kg phân SA/cây.
Có thể bạn quan tâm
Hiện tượng măng cụt ra trái cách năm ở ĐBSCL chủ yếu là do khâu bón phân chưa được quan tâm đúng mức và một số yếu tố ngoại cảnh khác.
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn ngon nhất thiết không bị sượng, trọng lượng trên 80 g/trái, không bị trầy xước, lem mủ và có màu sậm đẹp. Tuy nhiên, sượng trái là vấn đề nan giải với nhiều nhà vườn, nhất là vườn măng cụt còn trái trong mùa mưa.
Là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở Thái lan, Mã lai, Philipin, Indonesia và Việt Nam; măng cụt được nhiều người ưa chuộng và là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng.
Sâu non mới nở ăn biểu bì lá, tấn công mặt dưới lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mãng trên lá ảnhhưởng sức khoẻ của cây.